Thị trường cà phê Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của nhiều thương hiệu mới tham gia vào thị trường ở cả các phân khúc cà phê rang xay, cà phê hòa tan và cả chuỗi quán kinh doanh cà phê.
Thứ đồ uống có thể khiến cả thế giới phải ưu thích, cùng với vị thế Việt Nam đứng hàng thứ 2-3 trong việc sản xuất cà phê hàng năm trên thế giới, đang khiến các nhà sản xuất nước giải khát lên đồng…
THÊM NHIỀU THƯƠNG HIỆU MỚI THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HÒA TAN
Chỉ mới đây thôi, sự kiện Nutifood ra mắt sản phẩm cà phê sữa đá tươi Nuticafe’ tham gia thị trường phân khúc cà phê hòa tan đã làm bùng nổ giới truyền thông.
Dù là phên khúc cà phê hòa tan, ai cũng biết về nguyên lý đó là loại cà phê uống liền, có thể chỉ có tinh cafein cho ly cà phê đen nguyên chất, hoặc có thêm các chất phụ gia như sữa để có cà phê hòa tan 2.1 hay 3.1 rất tiện dùng, thì Nutifood chơi chiêu “hương cà phê tươi”, ý là pha ra có hương vị giống như lý cà phê sữa nóng/sữa đá pha phin vậy đó.
Việc tung ra loại sản phẩm mới đã được Nutifood chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhiều tháng trước đó. Đầu tiên là đẩu tư vào một nông trường cà phê, nông trường Phước An, mà toàn ngành cà phê điều biết nông trường này trồng giống cà phê ruột xanh rất ngon. Thực tế bao nhiêu cà phê có nguồn gốc từ nông trường này hoặc của các nông trường xung quanh cung ứng không ai biết, chỉ biết rằng nguyên cái vụ đầu tư này đã là một điển tốt để định vị thương hiệu.
Quá trình cho ra công thức phối trộn cũng được sự bảo trợ của nhiều đại gia khác nên khi sản phẩm được tung ra, ngay lập tức tạo tiếng vang, bởi có những đại gia tuyên bố mua hàng trăm tấn làm… quà tặng cho khách hàng của họ trong dịp tết này.
Thế nhưng, không chỉ có Nutifood. Trước đó nữa, Công ty Vinamit của ông Nguyễn Lâm Viên cũng đã chính thức đánh dấu việc tham gia thị trường cà phê này bằng việc đẩy ra thị trường một sản phẩm mới, cà phê tươi sấy Espesso Coffee. Cũng một chiêu dùng chữ “tươi” như Nutifood, sản phẩm này gây được chú ý bởi những người thích uống cà phê đậm đặc pha theo kiểu Ý, Espesso. Mặc dù vậy, tiếng vang của Vinamit khó có thể sánh như quả bom truyền thông của Nutifood.
Và người tiêu dùng cũng chứng kiến việc Nestle’ Việt Nam tung ra loại cà phê viên nén Nescafe’ Dolce Gusto sau nhiều năm thăm dò thị trường bằng sản phẩm nhập khẩu. Vậy là, khi đi công tác hay du lịch, bạn hoàn toàn có thể bỏ theo vali những viên cà phê mà mình yêu thích, đi đến đâu có thể pha uống đến đó, thoải mãn thú nghiền cà phê của mình.
Chỉ riêng với thị phần cà phê hòa tan, nếu trước đây người tiêu dùng quen với Vinacafe, Nestle’, Trung Nguyên, thì này còn có thêm những tên tuổi trên cùng một tên tuổi lớn đã chính phục thế giới rồi mới quay về chinh phục người trong nước là TNI (của King Coffee). Bên cạnh đó có rất nhiều thương hiệu khác như Ajinomoto (Birdy), Phindeli cũng tung ra sản phẩm, và thật sự là nhiều doanh nghiệp nhỏ khác cũng có những sản phẩm của mình, bán vào các hệ thống khách sạn hay các tour du lịch…
SỰ CẠNH TRANH NGÀY CÀNG KHỐC LIỆT
Thực tế, mức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tính trên đầu người đang tăng đáng kể, với văn hóa uống cà phê như là mở đầu những câu chuyện, những mối giao lưu, từ đó người ta nghiện cà phê, nghiện không khí quán, cứ có dịp là cùng bạn bè ra ngồi bù khú với nhau. Theo báo cáo, năm ngoái (2017) mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại Việt Nam là 1,38 kg/người, thì năm nay tăng mạnh và dự báo đến năm 2020 có thể đạt 2,6 kg/người, tăng gấp đôi trong vòng 3 năm.
Con số cụ thể hơn, mức tăng trưởng hiện nay bình quân 10% năm, nhưng tăng mạnh gần đây do sản phẩm đa dạng giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Thị trường phà phê rang xay và hòa tan tại Việt Nam đạ doanh số hàng năm khoảng 20000 tỷ đồng, trong đó rang xay chiếm 65%).
Mỗi một doanh nghiệp chế biến cà phê đều nỗ lực đưa ra nhiều dòng sản phẩm để chinh phục khách hàng. Chẳng hạn Vinacafe ngoài sản phẩm truyền thống Vinacafe hòa tan 3.1 thì gần đây có Wake-up, Chất… Đặc biệt, chỉ riêng Nescafe tại Việt Nam đã có cà phê nguyên chất hòa tan 100%, Nescafe Red Cup, cà phê hòa tan pha sẵn như Nescafe 3 in 1, Nescafe Việt (cà phê đen đá và cà phê sữa đá). Dạng viên nén và đang công bố một số chương trình với những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và túi tiền người Việt Nam.
Những doanh nghiệp như Nutifood và Vinamit không chỉ ra sản phẩm chinh phục thị trường nội địa mà còn nhướng xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường nội đều được các doanh nghiệp này khai thác tối đa, với những kế hoạch đầu tư thêm các nhà máy sản xuất có công suất lớn. Chẳng hạn ông Nguyễn lâm Viên cho biết rằng công suất nhà máy hiện hữu dành cho xuất khẩu đã hết công suất. nên công ty đang chuẩn bị đưa nhà máy thức 2 vào hoạt động và đồng thời triển khai tiếp dự án đầu tư nhà máy thứ ba tại Bình Dương và sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2019 tới đây.
Cùng sự trở lại của TNI – King Coffee và chính các sản phẩm của Trung Nguyên, thị trường cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới và người tiêu dùng sẽ có lợi nhiều hơn khi được dùng các sản phẩm đa dạng, giá cả hợp lý và chất lượng sẽ ngày càng tốt hơn.
VĂN MINH HOA