Nhà nước đã tạo ra các khu cách ly tập trung nhằm bảo vệ những người còn lại khỏi bị lây nhiễm COVID. Nhà nước, từ đầu mùa dịch đến nay đã phải lo cho từng bữa ăn, chỗ ngủ cho những người sống cách ly. Chúng ta đã nhìn thấy các chiến sĩ và nhân viên y tế nằm bờ ngủ bụi để canh gác khu, cách ly, nhằm bảo vệ bình yên cho xã hội. Đây là điều đáng ghi nhận đối với chủ trương chống dịch của nhà nước.
Tuy nhiên, cụm từ “cách ly tập trung” đã gây ra những tai hại khi mà những người nghi nhiễm (F1) bị ở chung với nhau trong những căn phòng kín gió, sử dụng chung không gian ở và vệ sinh chật hẹp. Lây chéo là điều hiển nhiên. Lẽ ra mỗi cá nhân phải ở trong các căn phòng biệt lập, hoàn toàn cách ly với nhau. Sự lây chéo đã thể hiện rõ bắt đầu từ các trận dịch ở Hải Dương và sau này là Bắc Giang, Bắc Ninh. Các công nhân đã sống cùng nhau trong những nơi cách ly sai chuẩn và con số 69% F1 chuyển thành F0 trở thành con số lịch sử của nhành dịch tễ học.
Mặc dù vậy, mặc dù nhiều người đã lên tiếng về lây nhiễm chéo, nhưng không ai dám quyết để thay đổi mà chỉ đến khi TPHCM bùng phát F1, nhiều nhân viên y tế bị hốt đi cách ly một cách vô lý, những hình ảnh clip về nơi cách ly rất tồi tệ bị phát tán ra khắp mạng xã hội, những bài phân tích như những lời khẩn cầu được đưa ra và chia sẻ thì các nhà quản lý dịch mới chấp nhận cho F1 cách ly tại nhà.
Lại mặc dù vậy, Bộ Y tế lại đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với người được cách ly tại nhà như thể quản lý tội phạm hình sự. Chắc chắn rằng các điều kiện này sẽ phải thay đổi, phải “cởi trói” như bao nhiêu lần cởi trói khác. Những nhà quản lý ở ta rất ưa trói buộc.
Cuối cùng, phải nói lại cho rõ về quyết định cho F1 được cách ly tại nhà là do hậu quả của giải pháp cách ly tập trung gây lây nhiễm chéo và do điều kiện cách ly không đáp ứng nỗi với số lượng F1 tăng cao vì không có chuẩn định nghĩa về F1. Trả F1 về với gia đình là một sửa sai về giải pháp. Điều này hoàn toàn khác với lập luận của những “chuyên gia” bán sách rằng con số F1 bùng nổ là điều báo động đáng sợ của dịch bệnh, rằng con số F0 sẽ tăng, rằng sự chết chóc sẽ lan tràn… Những lời đó có ý đồ riêng, không cần bàn ở đây.
Tôi muốn chia sẻ với các bạn, nhất là những người lao động miệt mài trong công xưởng hay những chị em buôn bán ở chợ, không có thì giờ lướt FB, không có kiến thức về Covid những điều căn bản sau:
KHI BẠN LÀ F0
Có nghĩa là bạn đang nhiễm virus SARC-COV-2 (tôi ghét cái tên khó đọc này). Bạn có 2 khả năng xấu: một là khả năng trở thành người bệnh và hai là trở thành người lây bệnh.
Mặc dù virus tấn công gây chết chủ yếu ở người lớn tuổi, có bệnh nền, nhưng bạn hãy hết sức cảnh giác lắng nghe cơ thể mình và báo cho nhân viên y tế về sự thay đổi triệu chứng để can thiệp kịp thời. Bạn cần làm những điều sau:
– Sống trong căn phòng riêng, tách biệt không gian với những người trong nhà. Có nhiều cách để sống riêng nếu nhà bạn chật hẹp: người nhà nhường chỗ ở cho bạn hoặc bạn ngủ trong mùng (màn). Bạn cũng có thể thuê một căn phòng trọ tầm 250 đồng/ngày đêm, rất độc lập để ở. Nếu bạn là người vô gia cư, thiếu điều kiện thì nên ở lại trại cách ly.
– Vệ sinh mũi họng: Cần chú ý rằng bạn có một ổ virus đang trú ngụ trong khoang mũi, chúng có thể rơi vào khí quản, phế quản, phế nang để gây đông đặc phổi, khó thờ cấp tính và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Bạn phải thường xuyên vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý. Theo cách trị bệnh dân gian thì xông hơi bằng nồi lá xông, ngửi tinh dầu sẽ giúp làm sạch vùng mũi họng, giúp bạn mau thoát khỏi sự đeo bám của virus, giảm nguy cơ virus xâm nhập vùng hô hấp dưới.
– Tăng cường thể lực: Bạn cần tăng cường bồi dưỡng cơ thể bằng chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, nấm các loại) và tập thể dục thường xuyên.
– Bạn cần không khí thoáng gió, vì vậy nếu có thể thì nên lên sân thượng tắm nắng, tắm gió, mở cửa sổ để hít thở khí trời.
– Bạn cũng cần mua một chiếc máy đo SpO2, giá 150-250 ngàn đồng để theo dõi nồng độ oxy trong máu. Nếu thấy SpO2 tuột dưới 94% thì hãy báo cho nhân viên y tế địa phương.
Thời gian đáng chú ý nhất là 7-8 ngày sau khi bị nhiễm, có thể triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Nếu sau 1-2 tuần lễ mà vẫn khỏe re thì chúc mừng bạn vì bạn đã không còn bị con virus ám nữa. Khi này trong cơ thể của bạn đã có miễn dịch tự nhiên đối với Covid. Nếu ai đó mời bạn chích ngừa Covid thì bạn nên từ chối để nhường suất đó cho người khác.
VỀ VIỆC TRÁNH LÂY CHO NGƯỜI KHÁC
– Đeo khấu trang và đứng xa 2 mét khi cần giao tiếp với người khác. Điều này giúp hạn chế phát tán virus trực tiếp vào người đối diện.
– Bạn cần lưu ý đến sự tập trung virus xung quanh mình.
Nếu đeo khấu trang thường xuyên thì chiếc khẩu trang đó là một ổ đậm đặc virus. Một số trong đó có thể được hít trở lại, xâm nhập các tế bào niêm mạc lành của hệ hô hấp thậm chí chui thẳng vào khí phế quản và bạn có nguy cơ tử vong do sự tái nhiễm đó. Do vậy, hãy cởi bỏ khẩu trang để hít thở khí trời. Có thể làm sạch khẩu trang bằng nước sôi hoặc phơi nắng 30 phút. Đừng dùng khẩu trang y tế và đừng vứt đi vì làm tăng rác thải ra môi trường. Virus trong rác thải một thời gian sẽ tự bất hoạt, mất khả năng hoạt động khi xâm nhập cơ thể người.
Khi bạn ở trong phòng kín gió thì hơi thở của bạn sẽ phóng thích ra vô số virus, ngày càng nhiều và càng đậm đặc, gây nguy hiểm cho người khác nếu họ bước vào phòng của bạn. Do đó bạn phải dùng một chiếc quạt máy để giải tán đám virus ra ngoài cửa sổ. Hãy yên tâm, virus ra ngoài cửa sổ sẽ bị pha rất loãng đến mức vô hại cho người khác đang đứng đâu đó ngoài cửa sổ.
ĐỐI VỚI F1
– Bạn là F1 thì nghĩa là bạn đang bị nghi ngờ có khả năng bị nhiễm virus. Và nếu đúng như vậy thì bạn trở thành F0. Hãy đọc phần F0.
– Và nếu bạn chưa biết mình đã trở thành F0 hay chưa thì cũng vẫn cứ đọc phần F0 bên trên và hành xử như chính mình là F0.
Cũng tùy theo bạn là F1 nào. Nếu bạn biết mình tiếp xúc gần, rất gần, nói chuyện lâu, rất lâu với người đang bị nhiễm virus thì nguy cơ bị lây là rất cao. Khi đó gọi là F1 tiếp xúc gần. Còn nếu bạn chỉ “đi ngang đời nhau” thì bạn là F1 tiếp xúc xa, khả năng thành F0 rất ít. Dù vậy bạn vẫn phải tuân thủ cách ly một cách đàng hoàng.
Những điều tôi nêu ra ở đây về điều kiện cách ly có thể khác với những điều kiện nêu ra bời Bộ Y tế. Tôi không chủ trương nhốt bạn vào căn phòng kín như thể bị tạm giam mà khuyến khích bạn ra ngoài trời, nơi có nắng gió vì đó là môi trường không thuận lợi cho virus. Tôi cũng không khuyến khích bạn đeo khấu trang thường xuyên khi ở một mình vì điều đó có hại hơn là có lợi.
Thêm một điều nữa là bạn vẫn có thể làm việc không bỏ phí thời gian trong lúc cách ly.
Chúc bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt này.
Cần để sẵn thuốc gì ở nhà?
_ Paracetamol 500mg (Panadol, Efferangan, Hapacol) uống khi sốt, đau mình, nhức đầu.
_ Vitamin C 1g, uống ngày 1 viên, nhằm tăng sức đề kháng.
_ Các loại thuốc bổ multivitamin
_ Các loại nước súc họng như nước muối sinh lý, Betadin mouth wash, dùng để khò họng.
_ Dầu gió các loại để ngửi.
Nếu có sẵn bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường thì phải có sẵn thuốc uống thường xuyên.
BS PHAN XUÂN TRUNG