Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Thứ Hai, Tháng Một 18, 2021
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
Đồ uống Việt Nam
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
No Result
View All Result
Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Home Doanh nghiệp và thị trường

Dán tem bia không phải giải pháp tối ưu để quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh bia

20/12/2017
0
Share on FacebookShare on Twitter

Theo “Đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh bia” mà chính phủ giao cho Bộ Công Thương triển khai, Chính phủ đã đồng ý việc sử dụng giải pháp dán tem cho các sản phầm bia như một giải pháp chủ yếu trong đề án. Tuy vậy đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp sản xuất vể giải pháp này.

Mục tiêu cơ bản của Đề án mà Bộ Công Thương nêu ra là để xây dựng hệ thống quản lý thống nhất và toàn diện, đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc. Dán tem bia sẽ góp phần loại bỏ việc khai gian số lượng, buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, kinh doanh bia giả… Tất cả nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, đã có rất nhiều ý kiến, kiến nghị xoay quanh mục tiêu của đề án này.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đánh giá, việc dán tem để quản lý hàng giả, hàng lậu, truy xuất nguồn gốc và quản lý thuế không có tính thực tế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất bia lớn như Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (HEINEKEN), Carlsberg… chiếm đến 96 – 98% thị phần. Các doanh nghiệp này đều được quản lý rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất nên gần như sẽ không có việc trốn thuế hay làm giả sản phẩm. Với dây chuyển sản xuất công nghệ cao khó làm giả, các sản phẩm đều được đánh mã vạch nên rất dễ truy xuất nguồn gốc, không nhất thiết phải dùng tem để quản lý, chống bia giả, bia lậu.

PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA: “Việc dán tem không có tính thực tế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng”.

Bài liên quan:

Thị trường bia Tết Tân Sửu 2021 và sự nỗ lực vươn lên của bia nội

16/01/2021

Ông Dương Tấn Thống – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Nhật Hồng: Tự hào khi góp phần lan tỏa giá trị Việt

15/01/2021

Nói về mục đích dán tem bia để chống hàng giả, hàng lậu, một lãnh đạo của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã từng chia sẻ: “ Trong khi cả nước sản xuất khoảng 3 tỷ lít bia, thì chỉ có khoảng 10 triệu lít bia là hàng lậu và hàng giả, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nếu chúng ta bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để dán tem với mục đích chống hàng lậu hàng giả thì thật lãng phí, cần phải xem xét lại. Nếu dán tem bia thì riêng SABECO sẽ phải tiêu tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, và với tình hình các sản phẩm bia đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc bỏ ra số tiền lớn để dán tem sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Ông Phạm Ngọc Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam: “Hiện nay các nhà máy bia đều tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình sản xuất, vì vậy dễ dàng quản lý số lượng, ngăn chặn được việc gian lận”.

Ông Phạm Ngọc Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã phân tích: “Đặc thù của các nhà máy bia là khép kín, các nhà máy sản xuất đều tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình sản xuất, quản lý nguyên liệu đầu vào, đăng ký mã vạch, quản lý lô hàng sản xuất, vì vậy dễ dàng quản lý số lượng, ngăn chặn được việc gian lận. Hơn nữa, trong thời gian qua, tỷ lệ bia rượu nhập lậu vào nước ta khá nhỏ, không đáng kể do quy trình sản xuất sản phẩm quá cồng kềnh, phức tạp mà giá trị không cao nên ít bị nhập lậu”.

Theo tính toán của VBA, hiện nay có trên 100 nhà máy, cơ sở với hơn 200 dây chuyền sản xuất bia, tính riêng vốn đầu tư để mua dây chuyền dán tem đồng bộ với dây chuyền sản xuất thì mỗi doanh nghiệp đã phải tiêu tốn tới 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tự mua tem về dán; mỗi năm, nước ta sản xuất khoảng 3 tỷ lít bia, tương đương với 10 tỷ sản phẩm, tức là chúng ta cần 10 tỷ con tem; ước tính mỗi doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra hơn 3000 tỷ đồng để mua tem (300 – 400 đồng/tem), 1000 tỷ đồng chi phí in tem, cộng thêm khấu hao và các chi phí khác. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn hơn 7000 tỷ đồng để đầu tư dán tem bia (với 700 – 800 đồng/sản phẩm) tương ứng lợi nhuận tương đương giảm hơn 7 tỷ đồng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Hơn thế nữa, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát hiện đang đứng thứ 2 trong việc đóng góp cho ngân sách Nhà nước (Năm 2016 nộp trên 46.000 tỷ đồng), việc giảm lợi nhuận của ngành sẽ kéo theo hệ lụy làm thất thu ngân sách Nhà nước.

Dây chuyền sản xuất bia của Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).

Hơn thế nữa, trên thế giới hiện nay, việc dán tem cũng chưa thực sự phổ biến, chỉ có 3 – 4 nước như Brazil, Albani, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco… có dán tem bia bằng hình thức in chìm vào chai, còn hầu hết các quốc gia sản xuất bia không yêu cầu dán tem bia khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vì thế, mua sắm dây chuyển dán tem cũng như việc giải quyết sự cố và các vấn đề kỹ thuật về máy móc chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, quản lý của nhà nước chỉ tập trung chủ yếu đối với mặt hàng bia sản xuất trong nước, còn thị trường nhập khẩu đang bị lãng quên. Vì vậy nếu áp dụng quy định dán tem bia thì trước tiên chúng ta nên tập trung dán tem bia nhập khẩu để ngăn chặn tình trạng buôn lậu và tiêu thụ hàng nhập lậu. Đồng thời chúng ta cần xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn giải phải phù hợp, có tính khả thi cao để không làm lãng phí ngân sách nhà nước mà vẫn quản lý tốt việc sản xuất và kinh doanh bia trong nước hiện nay.

 

Thu Ngân

Bài liên quan:

Thị trường bia Tết Tân Sửu 2021 và sự nỗ lực vươn lên của bia nội

16/01/2021
0

Tăng trưởng ngành bia đã qua thời “hoàng kim”. Giai đoạn 2016 - 2019 tăng trưởng toàn ngành chỉ đạt...

Ông Dương Tấn Thống – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Nhật Hồng: Tự hào khi góp phần lan tỏa giá trị Việt

15/01/2021
0

Trong các buổi sum vầy, đoàn tụ, những ly vang từ trái thanh long đỏ thơm nồng quyến rũ có...

Tetra Pak: Cuộc thi “Cùng bé thu gom vỏ hộp giấy” giúp tăng gấp đôi việc thu gom

12/01/2021
0

Theo Tetra Pak, việc phân loại vỏ hộp giấy để tái chế tại gia đình và nhà trường ở Hà...

10 chai rượu vang có giá đắt nhất thế giới dành cho giới thượng lưu, thậm chí có chai giá ngang bằng với một chiếc siêu xe 

25/12/2020
0

Tết đến mà mang mấy chai rượu vang này đi biếu hay mời khách thì sang phải biết! 1. Romanee...

Du xuân Tân Sửu 2021 an toàn với bia Sagota không cồn

24/12/2020
0

Trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, những bữa tiệc liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật... đều không...

Concept “ốc đảo xanh” của chuỗi cà phê lớn nhất Thái Lan Café Amazon đã có mặt tại Sài Gòn

22/12/2020
0

Được biết đây là cơ sở thứ 2 của Café Amazon tại Việt Nam, sau cơ sở đầu tiên tại...

Load More
đồ uống việt nam

Mới đăng

Thị trường bia Tết Tân Sửu 2021 và sự nỗ lực vươn lên của bia nội

16/01/2021

Ông Dương Tấn Thống – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Nhật Hồng: Tự hào khi góp phần lan tỏa giá trị Việt

15/01/2021

Tetra Pak: Cuộc thi “Cùng bé thu gom vỏ hộp giấy” giúp tăng gấp đôi việc thu gom

12/01/2021

Tận hưởng không khí miền biển nhiệt đới cùng gia đình tại Eden Resort

04/01/2021

10 chai rượu vang có giá đắt nhất thế giới dành cho giới thượng lưu, thậm chí có chai giá ngang bằng với một chiếc siêu xe 

25/12/2020

BÀI CHỌN LỌC

Sấy khô hoa dại trước hiên nhà bán giá gần 1 triệu/kg

06/10/2020

“Nét Linh” khắc lên vòm trời nghệ thuật Việt tên tuổi một tầm vóc hội họa đặc biệt

07/12/2020

Khai trương dây chuyền chiết lon công suất 60.000 lon/giờ tại Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

22/06/2020

Xuân có về thì tết mới đến

07/03/2018

Giới thiệu

Đồ Uống Việt Nam là trang thông tin chuyên ngành thị trường đồ uống, bia rượu, nước giải khát ở Việt Nam.

Trên Đồ Uống Việt Nam

  • Doanh nghiệp và thị trường
  • Du lịch
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Đồ uống & Thương hiệu
  • Sống
  • Sự kiện – Vấn đề
  • Tiêu điểm
  • Tin nổi bật
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực

Bài mới đăng

  • Thị trường bia Tết Tân Sửu 2021 và sự nỗ lực vươn lên của bia nội
  • Ông Dương Tấn Thống – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Nhật Hồng: Tự hào khi góp phần lan tỏa giá trị Việt
  • Tetra Pak: Cuộc thi “Cùng bé thu gom vỏ hộp giấy” giúp tăng gấp đôi việc thu gom
  • Tận hưởng không khí miền biển nhiệt đới cùng gia đình tại Eden Resort

Fanpage

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.

Go to mobile version