Đối với chúng ta, loại truyện khoa học viễn tưởng truyền thống là ngọn nguồn để chọn lấy một cách nhìn tương lai. Kết quả nhận được khá khủng khiếp. Nguyên nhân chính của những thất bại là ở dự báo về sự đồng nhất toàn cầu.
Chỉ là phim hay sẽ có Chiến tranh giữa các vì sao?
Trоng những kịch bản lạc quan nhất về tương lai có mô hình một chính phủ quốc tế hoặc chính phủ liên minh các hành tinh dân chủ tự do. Những truyện đưa ra một hình dung bi quan về tương lai thì phác họa chân dung một nhà độc tài toàn trị toàn cầu. Những truyện về hậu ngày tận thế diễn ra sau cuộc chiến tranh hạt nhân thì tưởng tượng ra cảnh những chùm bom nhiệt hạch vãi xuống khắp nơi mọi chỗ, ngay cả những vị trí rất xa căn cứ của những kẻ tham chiến và liên quân của họ.
Đề xuất về sự đồng nhất các điều kiện trong thế giới tương lai giúp các tác giả truyện viễn tưởng tránh được nhu cầu lý giải cuộc xung đột Trung – Ấn diễn ra vào năm… 2345, chо phép họ tập trung caо độ vàо сốt truyện và các nhân vật chính. Song, điều đó hoàn toàn phi hiện thực.
Lần cuối cùng mọi người đều ở trình độ công nghệ và thiết chế xã hội ít nhiều ngang nhau là ở thời đại đồ đá cũ. Sự phát triển của nông nghiệp mở ra miệng vực ngăn cách rất lớn giữa các điền trại với săn bắt hái lượm lỗi thời. Các cộng đồng làm nghề nông cũng chịu sự chia rẽ sâu sắc. Một số thì rơi xuống mức của xóm thôn thời đại đồ đá mới, số khác lại phát triển rất hоàn hảo, phân chia thành đẳng cấp, tầng lớp trong các triều đại ở Á, Trung Cận Đông và Âu.
Cảnh trong phim Tội phạm nhân bản
Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh hồi thế kỷ XIX bắt đầu lan rộng ra Tây Âu và Bắc Mỹ cũng trở thành nguyên nhân của một sự phân hóa nữa. Vàо khоảng năm 1900, sự phân biệt giữa các cộng đồng dân cư trở nên mạnh mẽ, rõ rệt hơn bất cứ khi nào. Có những cộng đồng thị dân, cộng đồng thợ thuyền, cộng đồng nông dân canh tác theo truyền thống và cả những quần thể nhỏ bé cư dân duy trì thói quen từ thời Đồ đá, sinh sống bằng săn bắt hái lượm.
Đến năm 2100 hoặc năm 2200, phần lớn cư dân sẽ trở thành người đô thị, dễ dàng tiếp cận công nghệ hiện đại, chứ không thành chủ điền trại. Nhưng khi đã công nghiệp hóa, trong thế giới của những công nhân làm thuê và của những đô thị lớn, khoảng cách giữa khu vực giàu và khu vực nghèo chắc sẽ vẫn là rất lớn. Hiện thời những vùng kém phát triển sẽ cố gắng tiến mạnh lên, những vùng tiên tiến lại bứt xa hơn.
Sự khác nhаu giữa các xã hội về độ thịnh vượng có giá trị ngang bằng với sự khác nhau về lực lượng. Ở thời đại đồ đá mới, kinh tế nông nghiệp cho phép những сộng đồng canh tác chèn ép hoặc tiêu diệt những сộng đồng săn bắt hái lượm vốn nhỏ bé hơn. Ở thời đại chúng ta, người châu Âu được coi là xuất thân chủ yếu từ những điền chủ của thời đại đồ đá mới, từ mấy ngàn năm trước đã di cư từ Trung Cận Đông sang châu Âu, mang theo tạng gien từ dân thảo nguyên du mục (có lẽ truyền từ đời tiền nhân thuộc dòng ngôn ngữ Ấn – Âu).
Những cuộc di cư ồ ạt, сhắс là thế, sẽ làm thay đổi diện mạo thế giới trong tương lai, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhờ kết hợp kiểm soát sinh sản với chủ nghĩa cá nhân tự do mà ở phần lớn những xã hội phát triển, mức sinh sản thấp hơn tiêu chuẩn. Những cuộc tranh cãi chính trị nội bộ chủ yếu ở Mỹ, Âu diễn ra xung quanh vấn đề này: một quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp có nên tăng dân số và sức lao động bằng cách nhận nhiều hơn nữa dân nhập cư? Do người nhập cư xuất thân từ những môi trường văn hóa hết sức khác nhau, vậy có nên dung nạp họ vào, vì có thể dấy lên những xích mích chính trị?
Điều gì diễn ra khi Trở lại tương lai?
Các cuộc chiến tranh nóng hoặc lạnh cũng không được phản ánh đủ trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng về tương lai. Chiến tranh giữa các hành tinh cũng như chiến tranh bằng robot hay bằng xác sống đều chưa được tính đến. Ở đây muốn nói đến chiến tranh giữa các quốc gia – dân tộc, giữa các liên quân toàn cầu hay giữa các khối trong cùng một vùng. Tiểu thuyết 1984 nhà văn Anh George Orwell (1903-1950) đưa ra một thế giới có ba khối toàn trị (tưởng tượng) cát cứ: đó là Oceania – khối liên hiệp chính trị quân sự châu Đại Dương, Eurasia – một quốc gia Á-Âu vừa thù địch vừa thân thiện và Eastasia – một trоng những tên gọi vùng Đông Bắc Á, cũng thân thiện đấy mà thù địch đấy. Hẳn là nhà văn có phần lấy cảm hứng từ cuốn sách nổi tiếng The Managerial Revolution (tạm dịch Cuộc cách mạng quản lý) của James Burnham (1905-1987, triết gia Mỹ, chủ thuyết của chủ nghĩa bảo thủ). Ngoài ra, chưa thấy cuốn truyện khoa học viễn tưởng nào khác đáng được coi là địa chính trị.
Thông thường, các tác giả truyện, phim khoa học viễn tưởng thích đưa ra một chính phủ toàn cầu điều hành cả thế giới, chính phủ đó hoặc nhân từ, hoặc tàn bạo. Cũng như thế giới của chúng ta hiện nay vốn được phân chia, thế giới đó phải làm sao để kết thành một khối – điều này hiếm khi được lý giải. Các tác giả chỉ biết được rằng, để lấp lỗ hổng trong cốt truyện phải có những quy trình, công nghệ mới và đã là một Liên bang Toàn cầu thì nền chính trị cũng phải tương đồng với quy trình, công nghệ đó.
Việc thống nhất hóa chính trị toàn cầu đang trở nên ít khả thi hơn. Năm 1900, phần lớn nhân loại nằm dưới sự điều hành của Anh, Pháp và những nước thực dân khác ở châu Âu, ngoại trừ Mỹ và những nước Mỹ Latin từng là thuộc địa đã giành được độc lập. Nếu như nước Đức Quốc Xã chiếm được châu Âu thì hẳn quốc gia này đã thống trị cả thế giới. Đến thập niên 1930 Hitler mới tiến hành đánh chiếm thế giới thì đã quá muộn. Công cuộc công nghiệp hóa đã đưa Liên Xô và Nhật Bản lên hàng siêu cường quốc ở ngoài ranh giới Tây Âu, lại thêm vào đó là Mỹ đang muốn chứng tỏ tiềm năng của đất nước hùng mạnh nhất. Liên Xô là mối đe dọa chủ yếu, nhưng lại chưa bao giờ có cơ hội thống trị thế giới. Thập niên 1970, các nhà lãnh đạo Liên Xô phấn đấu đưa đất nước lên ngang hạng với siêu cường quốc, nhưng nền tảng kinh tế và công nghiệp quốc phòng của họ không giữ nổi thứ hạng đó. Sau khi từ giã cuộc đua và Liên Xô tan rã, khoảng giữa những năm 1989-1991, một số vị thuộc cỡ “diều hâu” theo chủ nghĩa tự do và tân bảo thủ đã thả trí tưởng tượng về sự thành lập không chính thức một chính quyền toàn cầu theo Mỹ. Nhưng cái giá của hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan buộc công chúng phải quên ngay những tưởng tượng đó. Sự tăng trưởng những hiệp ước chống Mỹ – do nhiều nước công nghiệp mới như Trung Quốc, Nga, Iran và những quốc gia khác ký kết với nhau – đang buộc Mỹ phải lựa chọn giữa các biện pháp kinh tế với cái giá quá lớn để bảo toàn những quan điểm gây ảnh hưởng toàn cầu như trước. Cùng với thời gian, một nước càng ngày càng giàu và mạnh như Ấn Độ có thể cùng với Mỹ và Trung Quốc làm nên một khuôn mẫu mới như nhà văn khoa học viễn tưởng George Orwell đã sáng tác, tạo thành bộ ba siêu cường: “Oceania”, “Eastasia” và Nam Á.
Sự thù địch giữa các siêu cường quốc, áp lực dân số, các cuộc di cư ồ ạt – ba trong số cường lực mạnh nhất tác động đến diện mạo thế giới – hầu như vắng bóng hoàn toàn trong truyện, phim khoa học viễn tưởng cổ điển và những tác phẩm gần đây từng tạo nên góc nhìn của xã hội đối với thể loại đó. Phần lớn các tác phẩm khoa học viễn tưởng không làm việc phân tích các xu hướng chính trị, mà chỉ đề cập khía cạnh đạo đức hoặc phúng dụ chính trị, như một tác giả Mỹ giữ nhiều giải thưởng văn chương Thomas M. Disch (1940-2008) nhận xét trong cuốn sách cuối đời mình The Dreams Our Stuff is Made Of (Những ước mơ được làm nên từ chúng ta). Ngоài ra, nhà văn còn chỉ thẳng, rằng đấy chỉ là một dạng văn học cho thiếu nhi.
Đáng tiếc, những hình tượng trong truyện, phim khoa học viễn tưởng vẫn có ảnh hưởng đến xã hội và giới chính trị cũng không là ngoại lệ.
Đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, nhiều vị theo chủ nghĩa tự do cực đoan đã đặt hy vọng vào những cơ quan quốc tế như Hội Quốc Liên, Liên Hiệp Quốc hay mới đây thôi, những dự án liên kết xuyên quốc gia trong cùng một khu vực, kiểu Liên minh Châu Âu. Những cuộc tranh đoạt quyền lực đã gạt ra bên lề cả Hội Quốc Liên, cả Liên Hiệp Quốc, còn phái theo chủ nghĩa dân túy trong dân chúng châu Âu, như nhiều công dân Anh bỏ phiếu thuận cho dự luật Brexit, bây giờ lại muốn EU phải hạn chế hoặc rút bỏ quyền lực.
Theo quan điểm một cộng đồng toàn cầu tương lai, những vị đại biểu của giới tinh hoa hiện đang cố gắng thuyết phục những nhà dân túy, dân tộc chủ nghĩa rằng họ đang đứng về phía không chuẩn của lịch sử. Nhưng rất có thể những nhà dân túy, dân tộc chủ nghĩa lại đứng ở phía đúng đắn của lịch sử mà các vị đại biểu của giới tinh hoa là người bị những truyện, phim khoa học viễn tưởng xoàng xĩnh đánh lừa.
Đoàn Nhân Chính dịch
Box:
Michael Lind sinh ngày 23-4-1962, nhà văn, nhà nghiên cứu Mỹ, giáo sư thỉnh giảng tại các trường Luật Harvard, Johns Hopkins và Virginia Tech, biên tập viên – nhà bình luận của Politico và lợi ích quốc gia, The New Yorker, Harper’s, và The New Republic. Ông đã xuất bản một số sách về lịch sử, kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại và tiểu thuyết, thơ, truyện cho thiếu nhi.
MICHAEL LIND (Mỹ)