Ngày 17/6, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở TP HCM tổ chức tọa đàm “Truyền thông và Tổ chức sự kiện trong kỷ nguyên số”. Với sự tham gia của những diễn giả chất lượng, chương trình cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các sinh viên đam mê ngành truyền thông và tổ chức sự kiện.
Diễn giả tại tọa đàm “Truyền thông và Tổ chức sự kiện trong kỷ nguyên số” gồm thầy Trần Vân Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Giám đốc FPT Polytechnic TP HCM, anh Dương Tuấn Anh Giám đốc sản xuất VietNam’s Next Top Model, bà Văn Thị Minh Hoa – Chủ tịch CLB Báo chí & Truyền thông Xanh.
Công nghệ làm thay đổi mạnh mẽ ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện
Mở đầu tọa đàm, anh Dương Tuấn Anh khuấy đảo bầu không khí bằng một minigame liên quan đến các sự kiện thời trang nổi tiếng do anh từng thực hiện. Với hơn 10 năm làm nghề, anh đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu đến các bạn sinh viên.
Theo anh Tuấn Anh, để tổ chức một sự kiện thành công cần phải trải qua các bước: Nhận Brief – Lên ý tưởng và chủ đề – Trình bày ý tưởng – Chốt phương án sản xuất – Lập kế hoạch tổ chức – Tổ chức sản xuất – Nghiệm thu và đánh giá. Đặc biệt, trong thời kỷ nguyên số, khi mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin, nghề Tổ chức sự kiện không chỉ dừng lại ở việc làm tổ chức sự kiện mà còn hướng đến lan tỏa, “viral” trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.
“Hiện tại, người xem không chờ báo chí đưa tin. Thay vào đó, họ dễ dàng cập nhập sự kiện bằng Youtube, Facebook, Tiktok… Vì thế, người làm Tổ chức sự kiện cần phải biết cách tạo ra nhiều hoạt động quảng bá cho các kênh digital thông qua chuỗi offline event, hệ thống KOLs và cuối cùng mới là báo điện tử”, anh Tuấn Anh nhận định.
Bên cạnh đó, để hình ảnh sự kiện được cập nhập nhanh nhất, các yếu tố công nghệ trong tổ chức cũng là một điều đáng lưu tâm. Lấy ví dụ từ chương trình “Aquafina Vietnam International Fashion Week”, Giám đốc sản xuất VietNam’s Next Top Model đã sử dụng các mã QR để cung cấp hình ảnh nhanh nhất cho các khách mời tham gia đăng tải. Và đó là bí quyết giúp duy trì sức ảnh hưởng của sự kiện kể cả sau khi chương trình kết thúc.
Dùng kỹ năng số để tạo độ “viral” cho sự kiện
Nhờ áp dụng công nghệ, ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện đang thay đổi mạnh mẽ. Chia sẻ về cơ hội việc làm của ngành trong tình hình hiện nay, bà Văn Thị Minh Hoa nhấn mạnh, lĩnh vực này sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mang đến những cơ hội phát triển hấp dẫn cho ai đam mê.
“Khi học giỏi, các sinh viên có thể làm việc tại những agency đa lĩnh vực. Ngoài ra, trong tình hình chuyển đổi số như hiện nay, các doanh nghiệp cũng rất cần đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp để vận hành trang web, trang mạng xã hội. Đây là một cuộc cạnh tranh tuy khốc liệt nhưng cũng rất hào hứng và sẽ mang đến mức thu nhập cao hơn so với các ngành nghề khác”, bà Hoa nói.
Đồng quan điểm, anh Dương Tuấn Anh cho rằng, nắm vững các nền tảng mạng xã hội, thuật toán và tiêu chuẩn cộng đồng của chúng là yếu tố tiên quyết để theo đuổi ngành nghề này.
“Các sinh viên hãy tận dụng tất cả những kênh truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, hãy suy nghĩ những cách để sự kiện của mình có thể ‘viral’. Đó là điều thuyết phục các bạn ở lại những công ty truyền thông lớn, trở thành những người không thể thay thế, những người đi tiên phong về truyền thông và tổ chức sự kiện”, anh Tuấn Anh nhấn mạnh.
Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi trong ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã chuẩn bị một cách toàn diện.
Theo thầy Trần Vân Nam, nhà trường luôn chú trọng 4 yếu tố để triển khai đào tạo chất lượng nhất, đó là khung chương trình thường xuyên cập nhập dựa theo nhu cầu của doanh nghiệp, đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm làm nghề, cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo phục vụ sinh viên thực hành và các mối quan hệ chất lượng với những công ty đầu ngành để tăng cơ hội việc làm cho người học.
Cuối buổi tọa đàm là phần giao lưu của các bạn sinh viên với diễn giả. Nhiều câu hỏi liên quan đến cách làm truyền thông, tổ chức sự kiện hay sáng tạo nội dung được các bạn đặt ra và lần lượt được giải đáp chi tiết. Qua đó, tạo nên bầu không khí học tập sôi nổi, hào hứng. Đồng thời khơi dậy niềm đam mê của sinh viên với lĩnh vực Truyền thông và Tổ chức sự kiện nhiều tiềm năng.
Tọa đàm “Truyền thông và Tổ chức sự kiện trong kỷ nguyên số” đã cung cấp cho sinh viên những thông tin hữu ích về ngành học, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp. Kỹ năng số được khẳng định là yếu tố then chốt để thành công trong lĩnh vực này. Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, FPT Polytechnic mang đến cho sinh viên môi trường học tập lý tưởng để phát triển bản thân, trở thành những chuyên gia Truyền thông và Tổ chức sự kiện thành công trong thời kỳ số
Ngày 17/6, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở TP HCM tổ chức tọa đàm “Truyền thông và Tổ chức sự kiện trong kỷ nguyên số”. Với sự tham gia của những diễn giả chất lượng, chương trình cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các sinh viên đam mê ngành truyền thông và tổ chức sự kiện.
Diễn giả tại tọa đàm “Truyền thông và Tổ chức sự kiện trong kỷ nguyên số” gồm thầy Trần Vân Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Giám đốc FPT Polytechnic TP HCM, anh Dương Tuấn Anh Giám đốc sản xuất VietNam’s Next Top Model, bà Văn Thị Minh Hoa – Chủ tịch CLB Báo chí & Truyền thông Xanh.
Công nghệ làm thay đổi mạnh mẽ ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện
Mở đầu tọa đàm, anh Dương Tuấn Anh khuấy đảo bầu không khí bằng một minigame liên quan đến các sự kiện thời trang nổi tiếng do anh từng thực hiện. Với hơn 10 năm làm nghề, anh đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu đến các bạn sinh viên.
Theo anh Tuấn Anh, để tổ chức một sự kiện thành công cần phải trải qua các bước: Nhận Brief – Lên ý tưởng và chủ đề – Trình bày ý tưởng – Chốt phương án sản xuất – Lập kế hoạch tổ chức – Tổ chức sản xuất – Nghiệm thu và đánh giá. Đặc biệt, trong thời kỷ nguyên số, khi mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin, nghề Tổ chức sự kiện không chỉ dừng lại ở việc làm tổ chức sự kiện mà còn hướng đến lan tỏa, “viral” trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.
“Hiện tại, người xem không chờ báo chí đưa tin. Thay vào đó, họ dễ dàng cập nhập sự kiện bằng Youtube, Facebook, Tiktok… Vì thế, người làm Tổ chức sự kiện cần phải biết cách tạo ra nhiều hoạt động quảng bá cho các kênh digital thông qua chuỗi offline event, hệ thống KOLs và cuối cùng mới là báo điện tử”, anh Tuấn Anh nhận định.
Bên cạnh đó, để hình ảnh sự kiện được cập nhập nhanh nhất, các yếu tố công nghệ trong tổ chức cũng là một điều đáng lưu tâm. Lấy ví dụ từ chương trình “Aquafina Vietnam International Fashion Week”, Giám đốc sản xuất VietNam’s Next Top Model đã sử dụng các mã QR để cung cấp hình ảnh nhanh nhất cho các khách mời tham gia đăng tải. Và đó là bí quyết giúp duy trì sức ảnh hưởng của sự kiện kể cả sau khi chương trình kết thúc.
Dùng kỹ năng số để tạo độ “viral” cho sự kiện
Nhờ áp dụng công nghệ, ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện đang thay đổi mạnh mẽ. Chia sẻ về cơ hội việc làm của ngành trong tình hình hiện nay, bà Văn Thị Minh Hoa nhấn mạnh, lĩnh vực này sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mang đến những cơ hội phát triển hấp dẫn cho ai đam mê.
“Khi học giỏi, các sinh viên có thể làm việc tại những agency đa lĩnh vực. Ngoài ra, trong tình hình chuyển đổi số như hiện nay, các doanh nghiệp cũng rất cần đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp để vận hành trang web, trang mạng xã hội. Đây là một cuộc cạnh tranh tuy khốc liệt nhưng cũng rất hào hứng và sẽ mang đến mức thu nhập cao hơn so với các ngành nghề khác”, bà Hoa nói.
Đồng quan điểm, anh Dương Tuấn Anh cho rằng, nắm vững các nền tảng mạng xã hội, thuật toán và tiêu chuẩn cộng đồng của chúng là yếu tố tiên quyết để theo đuổi ngành nghề này.
“Các sinh viên hãy tận dụng tất cả những kênh truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, hãy suy nghĩ những cách để sự kiện của mình có thể ‘viral’. Đó là điều thuyết phục các bạn ở lại những công ty truyền thông lớn, trở thành những người không thể thay thế, những người đi tiên phong về truyền thông và tổ chức sự kiện”, anh Tuấn Anh nhấn mạnh.
Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi trong ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã chuẩn bị một cách toàn diện.
Theo thầy Trần Vân Nam, nhà trường luôn chú trọng 4 yếu tố để triển khai đào tạo chất lượng nhất, đó là khung chương trình thường xuyên cập nhập dựa theo nhu cầu của doanh nghiệp, đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm làm nghề, cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo phục vụ sinh viên thực hành và các mối quan hệ chất lượng với những công ty đầu ngành để tăng cơ hội việc làm cho người học.
Cuối buổi tọa đàm là phần giao lưu của các bạn sinh viên với diễn giả. Nhiều câu hỏi liên quan đến cách làm truyền thông, tổ chức sự kiện hay sáng tạo nội dung được các bạn đặt ra và lần lượt được giải đáp chi tiết. Qua đó, tạo nên bầu không khí học tập sôi nổi, hào hứng. Đồng thời khơi dậy niềm đam mê của sinh viên với lĩnh vực Truyền thông và Tổ chức sự kiện nhiều tiềm năng.
Tọa đàm “Truyền thông và Tổ chức sự kiện trong kỷ nguyên số” đã cung cấp cho sinh viên những thông tin hữu ích về ngành học, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp. Kỹ năng số được khẳng định là yếu tố then chốt để thành công trong lĩnh vực này. Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, FPT Polytechnic mang đến cho sinh viên môi trường học tập lý tưởng để phát triển bản thân, trở thành những chuyên gia Truyền thông và Tổ chức sự kiện thành công trong thời kỳ số