Thời nay, tiếng đàn lời ca vang lên hầu như mọi lúc mọi chỗ, nhưng phải đến gần đây, giới khoa học mới xác nhận được rành rẽ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người.
Trong những năm gần đây, Teppo Särkämö, một phó giáo sư ở Phần Lan, đã chủ trì công trình nghiên cứu khoa học Ảnh hưởng của âm nhạc tới sức khỏe con người. Công trình đã được nghiệm thu năm 2011.
Những người tham gia cuộc khảo cứu được các nhà khoa học phân ra làm ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người làm âm nhạc và thường xuyên nghe các ấn bản ca nhạc theo sở thích của mình; nhóm thứ hai – những người chuyên nghe sách nói; và nhóm thứ ba – những người thích gì nghe nấy. Kết quả điện não đồ cho thấy: âm nhạc có tác động mạnh tới não bộ, giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.
Âm nhạc tác động đến não bộ như thế nào
Sau nhiều cuộc khảo cứu kỹ lưỡng, phó giáo sư cho biết chi tiết hơn: nhạc nền không tạo nên tác động hiệu quả như thanh nhạc, như chơi nhạc cụ hoặc nghe khí nhạc một cách chăm chú. Thường xuyên chơi nhạc hoặc nghe nhạc có thể giảm triệu chứng những căn bệnh liên quan đến sự giảm sút trí nhớ, đồng thời làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, chứng suy giảm trí nhớ hay chứng mất trí. Âm nhạc có thể giúp tăng cường cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ não, làm cho máu trong não được tuần hoàn hanh thông, ví dụ sau khi bị tai biến mạch máu não.
Trước hết, đối với những bệnh nhân ấy, sử dụng âm nhạc làm một phương tiện phục hồi là liệu pháp có lý và dễ chịu hơn những phương pháp phục hồi truyền thống, bởi vì có thể đạt được hiệu quả khả quan hơn. Ngоài ra, âm nhạc còn giúp người bệnh có thêm hưng phấn và giảm mức độ stress. Stress cũng giảm ở những người thân hằng ngày gần gũi, chăm sóc bệnh nhân.
Trong công trình nghiên cứu của mình, phó giáo sư Teppo Särkämö xem xét 60 trường hợp, bệnh nhân đã khỏi sau sáu tháng kể từ ngày dính tаi biến. Công trình được tiến hành từ năm 2004 đến năm 2007, có sự phối hợp với Phòng nghiên cứu Rối loạn nhận thức trong hoạt động của bộ não trực thuộc Đại học Helsinki, với Phòng nghiên cứu Âm nhạc như một bộ môn xen kẽ thuộc Đại học Jyväskylä, với một số phòng thăm khám thần kinh và phòng chụp X quang.
Đầu tiên, các bệnh nhân được chuyên gia tâm lý học thần kinh khám kỹ, họ trả lời những câu hỏi liên quan đến diễn biến tâm lý, não được chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp. Trình tự này được làm lại sau ba tháng và sau sáu tháng. Tổ nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong các thành viên nhóm 1, nhờ thường xuyên nghe ca nhạc mà nơron thần kinh tươi mới hơn nhiều, tạo điều kiện cho mau khỏi bệnh. Năng lực ghi nhớ cũng được tập trung hồi phục tốt hơn so với hai nhóm bệnh nhân kia. Ở họ ít thấy những biểu hiện ì trệ, quên lãng. Để đạt được tiến triển như thế phải có thời gian là sáu tháng.
Trong cuộc khảo nghiệm từ năm 2009 đến năm 2011 tại thủ đô Helsinki và Espoo nhằm làm rõ tác động của việc nghe, ca hát, chơi nhạc thường xuyên đối với bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ ở cấp độ nhẹ và trung.
Вệnh nhân cũng được phân làm ba nhóm: nhóm 1 thường xuyên hát, cùng với điều dưỡng viên hoặc người thân của họ, những bài ca họ biết; cũng chính những ca khúc ấy, nhóm 2 thường xuyên nghe và nói lên cảm xúc, hồi tưởng của họ do nghe hát gợi lên, còn nhóm 3 thì theo liệu trình thông thường. Các bệnh nhân được theo dõi trong vòng sáu tháng.
Qua kiểm tra thần kinh tâm lý, cảm hứng và chất lượng sống của bệnh nhân, kết quả cho thấy: ở nhóm thường xuyên hát và nghe hát, сhứс năng nhận thức của não được bảo toàn tốt hơn, ngоài ra, họ ít bị trầm cảm hơn. Ca hát cũng có tác động tích cực đến hoạt động của não, đến chính vùng não đảm nhiệm chức năng xử lý thông tin và tích cực sử dụng những thông tin đó. Trong nhóm hay ca hát, những người thân của họ cũng ít bị gánh nặng tâm lý hơn ở hai nhóm kia.
Ở bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, ca khúc, nhất là những bài bệnh nhân thường hát hồi nhỏ hoặc trong những giai đoạn quan trọng của đời mình, có tác dụng đánh thức những rung cảm buồn vui và hồi ức. Đặc biệt hiệu nghiệm là dùng “thuốc ca nhạc” ngay từ khi mới chớm bệnh.
5 lời khuyên của nhà khoa học Teppo Särkämö
Với người cao tuổi, để dùng âm nhạc trị liệu chứng rối loạn trí nhớ giai đoạn đầu, cần chú ý:
- Bảо người thân cho nghe những bài hát mình yêu thích hồi đi học và thời trẻ.
- Lập một bộ sưu tập ca khúc ưa thích sưu tầm ở thư viện hoặc trên mạng, những dịch vụ như Youtube hay Spotify.
- Chọn một số giai điệu êm đềm mà bạn có thể hát cùng với người thân của mình mỗi khi thấy họ lo lắng. Chọn những khúc nhạc có tiết tấu nhanh, rực lửa để nạp thêm năng lượng mỗi khi cần gợi hưng phấn cho người thân.
- Bàn luận về ca nhạc. Hãy nêu những câu hỏi, ví dụ bài hát này gợi lên cảm xúc gì, nó phù hợp với những sự kiện nào…
- Tìm hiểu xem gần mình có dàn đồng ca hợp xướng nào dành cho người cao tuổi để người thân của mình có thể gia nhập. Hãy thường xuyên đến dự những chương trình ca nhạc, hoặc cũng có thể nhóm họp bạn bè thân thích cùng tổ chức những tối ca nhạc.
Theo Helsingin Sanomat (Phần Lan)
Đoàn Nhân Chính