Caffeine còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn nếu uống một cốc cà phê. Do đó, khi ngừng thói quen uống cà phê, bạn có thể ngủ ngon, giảm cân hay bình tĩnh hơn, nhưng cũng có thể bị tăng cân, thường xuyên nhức đầu và khó tập trung vào công việc.
Có thể giảm cân: Theo Reader’s Digest, một nghiên cứu tại Đại học Duke, Mỹ cho thấy, uống cà phê hàng ngày có thể tăng lượng đường trong cơ thể lên 10%, gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và béo phì. Theo Prevention, chỉ cần thêm một ít kem và đường vào cà phê cũng khiến bạn phải tiêu thụ thêm 200 calo mỗi cốc. Vì vậy, ngừng thói quen uống cà phê có thể giúp bạn giảm mỡ thừa trên cơ thể.
Tăng cân: Caffeine là một chất ức chế tạm thời cảm giác thèm ăn của cơ thể, vì vậy, khi ngừng uống, bạn sẽ cảm thấy đói hơn. Ngoài ra, caffeine còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn nếu uống một cốc cà phê đen. Do đó, khi từ bỏ cà phê, bạn có thể tăng cân.
Ngủ ngon hơn: Mặc dù bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi cơ thể thiếu chất kích thích, về lâu dài, bạn có thể ngủ ngon giấc hơn, đặc biệt nếu có thói quen uống cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine cho thấy uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ có thể gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ vào ban đêm.
Nhức đầu thường xuyên hơn: Khi bạn ngừng uống cà phê, cơ thể sẽ mất đi lượng lớn adrenaline và dopamine, các hormone đóng vai trò là chất kích thích tự nhiên giữ cho bạn tỉnh táo. Thay vào đó, adenosine, hormone gây mệt mỏi tăng cao khiến bạn bị nhức đầu.
Ngoài nhức đầu, ngừng uống cà phê có thể gây ra các tác dụng phụ như trầm cảm, lo lắng, chóng mặt, cúm, khó chịu, thay đổi tâm trạng… Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ xảy ra trong khoảng 2 ngày đầu tiên sau khi bạn bỏ cà phê.
Răng trắng sáng hơn: Cà phê có tính axit cao, nó làm xói mòn men răng, gây ố vàng. Cắt giảm caffeine sẽ giúp bạn bảo vệ hàm răng khỏe mạnh, nụ cười trắng sáng hơn.
Bỏ lỡ một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa: Cà phê là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nhiều hơn 3 cốc cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh Parkinson, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp. Nếu bạn dừng uống cà phê, nên thay thế bằng các thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa khác như trà, trái cây và rau xanh…
Khó tập trung: Mệt mỏi và khó chịu là hai tác dụng phụ khi ngừng uống cà phê, khiến bạn thiếu tập trung, năng suất làm việc giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa điều này, bạn có thể nhai kẹo cao su bạc hà để giữ cho bộ não tỉnh táo.
Bạn có thể bị táo bón: Caffeine giữ cho mọi thứ di chuyển qua ruột dễ dàng, đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy khó đi đại tiện sau khi bạn ngừng uống cà phê. Tuy nhiên có rất nhiều cách để bạn tiêu hóa dễ thương như ăn nhiều chất xơ (có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau và đậu) uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Bình tĩnh hơn: Nếu uống cà phê khiến bạn bồn chồn, mất bình tĩnh, đó là thời điểm bạn nên từ bỏ thức uống này. Caffeine là chất kích thích làm tăng mức độ adrenaline và hormone căng thẳng, do vậy, dừng uống cà phê sẽ làm cho bạn cảm thấy bớt căng thẳng và lo lắng.