Bạn sợ béo và không muốn thêm đường sữa vào cà phê, nhưng lại sợ uống cà phê đen sẽ đắng quá? Câu trả lời là hãy thay thế bằng loại bột này, lợi ích sức khỏe là vô cùng lớn.
Bạn đã chán cà phê đen? Bạn không muốn cho thêm đường sữa, hay kem tươi, hoặc bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng và ngay cả sữa tươi cũng có calo nên bạn không thể thêm được?
Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng khó uống của vị cà phê đắng? Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ cho rằng chỉ cần bạn thêm một loại gia vị khi pha cà phê, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược mùi vị của nó.
Khi cảm thấy chán nản, nhiều người sẽ tìm đến một tách cà phê để giải khát, tuy nhiên, cà phê đen quá đắng, mặc dù đường và kem có thể bù lại vị đắng của cà phê nhưng uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bạn cũng có thể thử thêm quế.
Chỉ cần bạn thêm một ít bột quế khi pha cà phê, bạn có thể làm cho hương vị cà phê trở nên hoàn toàn khác biệt, trở nên êm dịu và đậm đà hơn, và không cần thêm đường, sữa hay bất kỳ thành phần nào.
Nhà dinh dưỡng học người Mỹ Lisa Hayim đã chỉ ra rằng thêm một chút bột quế không chỉ có thể cải thiện hương vị mà còn có lợi cho sức khỏe.
“Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quế có thể làm tăng độ nhạy insulin và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng nhanh. Đồng thời, quế cũng là gia vị chứa hàm lượng vitamin K cao, nguồn khoáng chất như canxi, sắt và mangan phong phú”.
Trên thực tế, quế có lợi cho cơ thể trong cả Đông y và Tây y. Đông y cho rằng, sử dụng một chút quế có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, xua tan cảm lạnh và giảm đau, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất. Còn theo phương pháp Tây y, cho một chút bột quế vào cà phê còn có thêm 6 lợi ích rất lớn với sức khỏe ngay sau đây.
1. Giúp giảm cân
BS Vương Tiến Côn (Wang Jinkun), giáo sư Khoa Dinh dưỡng tại Đại học Y khoa Tôn Trung Sơn, Đài Loan cho biết, thành phần chính của hương quế là “cinnamaldehyde”, có thể giúp đốt cháy chất béo và hiệu quả đốt cháy chất béo cao gấp 2,5 lần so với trà xanh, bởi vì cinnamaldehyde là một chất dinh dưỡng “ít tan trong chất béo”, dễ tiêu.
Nó được cơ thể hấp thụ để thúc đẩy chức năng tế bào, và sau đó đạt được hiệu quả đốt cháy chất béo.
Chất catechin trong trà xanh là chất hòa tan trong nước, tốc độ hấp thụ ở ruột tương đối kém nên hiệu quả đốt cháy chất béo kém hơn quế.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Quế rất giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại oxy hóa do các gốc tự do gây ra.
Một nghiên cứu ở Hồng Kông được công bố trên tạp chí quốc tế đã so sánh các hoạt động chống oxy hóa của 26 loại gia vị và phát hiện ra rằng quế là một ứng cử viên chiến thắng, thậm chí còn tốt hơn tỏi.
3. Chống viêm
Quế giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng từ bên ngoài và sửa chữa tổn thương mô.
4. Hạ đường huyết
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng quế có lợi cho việc giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường loại 2 cho thấy sau khi dùng nửa thìa bột quế mỗi ngày trong 40 ngày liên tục, lượng đường trong máu của những người này giảm 18-29%, triglyceride giảm 23-30% và cholesterol xấu. 7% đến 27%.
Chỉ cần ăn nửa thìa đến 3 thìa (khoảng 1 đến 6 gam) quế mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, quế cũng có thể làm cho các tế bào cơ nhạy cảm hơn với các thụ thể đường và vận chuyển hiệu quả glucose đến các tế bào.
Thậm chí một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất chứa trong quế có thể bắt chước insulin và hoạt động trực tiếp trên tế bào, có thể được vận chuyển đường trong máu tốt hơn, làm cho lượng đường trong máu cải thiện độ nhạy insulin.
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu toàn diện với quy mô lớn đã chỉ ra rằng, chỉ cần ăn 120mg bột quế mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu người, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL).
Ngoài ra, các thí nghiệm trên động vật đã phát hiện ra rằng quế có thể làm giảm huyết áp. Những tác động này đối với cơ thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ người mắc bệnh tim.
6.Giảm khó chịu đường tiêu hóa
Quế có thể điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa và thúc đẩy tuần hoàn máu. Trong y học cổ truyền Ayurvedic, tinh dầu vỏ quế được sử dụng để điều trị chứng đầy hơi và khó tiêu.
Theo Cafebiz