Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Thứ Hai, Tháng Chín 25, 2023
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
Đồ uống Việt Nam
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
No Result
View All Result
Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Home Đồ uống & Sức khoẻ

Dân nhậu lo sợ bị phạt nặng chuyển qua sử dụng bia không cồn

08/01/2020
0
Share on FacebookShare on Twitter

Các “dân nhậu” cho rằng bia không cồn sẽ là một giải pháp giúp gỡ khó cho nhiều người không muốn uống bia nhưng vẫn phải tham gia các cuộc tiếp khách, chiêu đãi. Giúp giữ văn hóa uống bia, mời bia trong tiệc tùng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vi phạm khi tham gia giao thông.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực chỉ sau đó 2 ngày, tức ngày 1/1/2020, nâng mức phạt người uống rượu bia lái xe lên rất cao. Cả mức phạt tiền cao nhất đối với ôtô và xe máy và hình thức phạt bổ sung tước giấy phép lái xe tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Vì lo sợ bị phạt nặng, nhiều người đã chọn giải pháp mua bia không cồn để trên xe rồi mang tới các cuộc nhậu để sử dụng. Mục đích là để không bị lạc lõng với bạn bè và sau đó vẫn lái được xe về.

Bia không cồn được xem là “đồ uống giống bia” nhưng có độ cồn cực thấp (không quá 0.5%).

Bia Sagota Không cồn

Xét về nguyên liệu và quy trình sản xuất ra bia không cồn, có thể nói nó giống như bia truyền thống. Khác là, nếu bia truyền thống được đóng chai ngay sau quá trình nấu, lên men… kết thúc thì bia không cồn còn cần trải qua quá trình xử lý hết cồn trước khi thành phẩm.

Bài liên quan:

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023

Ý tưởng về loại bia không cồn lần đầu xuất hiện ở Mỹ vào năm 1919. Đó là thời kỳ lệnh cấm rượu bia đang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia này. Khi đó luật pháp Mỹ quy định các loại đồ uống chỉ được phép có độ cồn tối đa là 0,5 độ. Đây quả thực là một con số vô lý, vì thậm chí cả loại bia không cồn ngày nay cũng chỉ lấy đó làm mức trần cho độ rượu của mình. Vì vậy, thời điểm đó một số nhà máy bia ở Mỹ đã bắt đầu sản xuất “đồ uống giống bia”, loại nước có màu nhợt nhạt, gần như vô vị, và có độ cồn đúng ở mức 0,5 độ.

Mười ba năm sau, lệnh cấm trên đã được bãi bỏ, nhưng ảnh hưởng của nó thì vẫn còn tiếp tục. Nhiều người Mỹ đã trở nên quen thuộc với loại bia siêu nhẹ, vị ngòn ngọt (so với các loại bia được dùng trong các cuộc nhậu). Đối với những nhà máy bia đã làm ra loại “đồ uống giống bia” trong khoảng thời gian lệnh cấm có hiệu lực, thật dễ dàng để họ tiếp tục sản xuất như bình thường, nhưng có thêm một chút cồn vào sản phẩm. Đây chính là một phần nguyên nhân của sự phổ biến của loại bia nhẹ ở Mỹ (Miller, Coors, Pabst, Bud, …) ngày nay.

Tại Việt Nam, ngoài những sản phẩm được nhập khẩu từ các nước ngoài về, cũng có một loại bia không cồn được sản xuất từ năm 2014. Với mức phạt tiền cao nhất đối với ôtô, xe máy và hình thức phạt bổ sung tước giấy phép lái xe nâng lên rất nhiều so với trước đây từ nghị định 100/2019, thì bia không cồn có lẽ sẽ dần trở thành lựa chọn của người tiêu dùng Việt.

Các “dân nhậu” cho rằng bia không cồn sẽ là một giải pháp giúp gỡ khó cho nhiều người không muốn uống bia nhưng vẫn phải tham gia các cuộc tiếp khách, chiêu đãi. Giúp giữ văn hóa uống bia, mời bia trong tiệc tùng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự tỉnh táo…

Tuy nhiên, bia không cồn dù uống không say, nhưng vẫn còn chứa một lượng cồn nhất định dù nhỏ. Một số người cơ địa nhạy cảm có thể có phản ứng “say” ngay cả với bia không cồn.

Một người bình thường không nên uống quá 4 lon bia với độ cồn khoảng 3%, để giữ được sự tỉnh táo và hạn chế sự tác động của bia và chất cồn tới cơ thể. Như vậy với bia không cồn (0.5% độ cồn) thì sẽ uống được khoảng 20 lon.

Nếu xét về khoa học và dinh dưỡng thì bia không cồn an toàn hơn và tốt hơn cho sức khỏe người uống so với bia truyền thống. Nhưng uống quá nhiều cũng sẽ gây khó tiêu, nặng bụng.

Ngoài ra có thể nói bia không cồn chứa lượng cồn cực thấp nhưng không thể khẳng định nó tuyệt đối không ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận và nhiều bộ phận chức năng khác của cơ thể người uống.

Bên cạnh đó cũng không xác định chính xác được bia không cồn có sử dụng chất tạo mùi hay các chất kích thích thay thế nào khác để tạo sự hưng phấn khi uống bia hay không. Người dùng cũng nên đặt nghi vấn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cá nhân.

 

Hiện nay, giá của một thùng bia không cồn 24 lon trên thị trường đang dao động khoảng 760 – 840 nghìn đồng. Giá bán lẻ dao động khoảng 30 – 35 nghìn đồng/lon.

Trên thị trường Việt Nam, loại bia không cồn được sản xuất từ năm 2014 có giá bán một thùng bia loại 24 lon x 330ml vào khoảng 400 nghìn đồng. Tuy vậy, loại bia này cũng không bán phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi.

Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ với nhiều điểm mới. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Nghị định sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được sửa đổi, mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; 21 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung, mô tả lại theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 46. Đặc biệt, dự thảo tăng mức xử phạt đối với 50 hành vi, nhóm hành vi vi phạm.

Đáng chú ý, Nghị định mới tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn (mức 3), ma túy. Nghị định cũng bổ sung quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn mức 1 đối với xe mô tô theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; bổ sung quy định xử phạt đối với doanh nghiệp vận tải sử dụng người lái xe mà trong cơ thể có chất ma túy.

Cụ thể: Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), Nghị định phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016 trước đây quy định xử phạt từ 16 – 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 4 – 6 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng. Đối với người điều khiển ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy Nghị định cũng tăng mức phạt tương tự.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Tags: Bia không cồnBia Sagota Không Cồnchống tác hại của rượu biađồ uống giống biađồ uống nồng độ thấpLuật PhòngNghị định số 100/2019
Previous Post

“Thiên đường” của dân nhậu ở Sài thành hắt hiu vắng thực khách

Next Post

Bộ Y tế nói gì khi ăn trái cây có nồng độ cồn tham gia giao thông vẫn bị xử phạt

Bài liên quan:

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023
0

Ngày 24/9, Hội LHPN xã Đông Thạnh tổ chức ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại 4/18, tổ...

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023
0

Đây là chương trình thường niên của hội được tổ chức vào mỗi tuần trên khắp các quận, huyện tại...

Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt

23/09/2023
0

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia bàn luận những vấn đề còn tồn tại, nêu nên những...

Synopsys và cơ quan công nghệ Việt Nam ký kết hợp tác về lĩnh vực bán dẫn và đào tạo nhân lực

20/09/2023
0

Ngay sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy chất bán dẫn tại Việt Nam

18/09/2023
0

Tập đoàn Hana Micron – một trong những công ty bán dẫn hàng đầu của Hàn Quốc – đã chính...

Nếu làm hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, mất bao lâu để trồng lại 1.844 ha rừng?

12/09/2023
0

(PLO)- Theo các nhà khoa học, trồng rừng hỗn giao nhiều tầng bằng các loài bản địa thì cũng phải mất...

Load More
Next Post

Bộ Y tế nói gì khi ăn trái cây có nồng độ cồn tham gia giao thông vẫn bị xử phạt

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đồ uống việt nam

Mới đăng

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023

Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt

23/09/2023

Lễ tổng kết chương trình đào tạo kỹ năng viết đề tài kinh tế dành cho gen Z

22/09/2023

Synopsys và cơ quan công nghệ Việt Nam ký kết hợp tác về lĩnh vực bán dẫn và đào tạo nhân lực

20/09/2023

BÀI CHỌN LỌC

Cùng EVER tăng cường miễn dịch – Chung tay phòng chống dịch COVID-19

10/08/2020
Panasonic Việt Nam trao tặng thiết bị học tập trực tuyến và “Tủ sách bền vững” cho 15 trường học ở Đông Anh, Hưng Yên và Bình Dương

Panasonic hỗ trợ thiết bị học tập và tủ sách cho các trường học

23/03/2022

Tác dụng thần kỳ trong việc ngăn ngừa ung thư của cà phê và chocolate

18/08/2020

TP.HCM tính tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia

05/04/2019

Giới thiệu

Đồ Uống Việt Nam là trang thông tin chuyên ngành thị trường đồ uống, bia rượu, nước giải khát ở Việt Nam.

Trên Đồ Uống Việt Nam

  • Doanh nghiệp và thị trường
  • Du lịch
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Đồ uống & Thương hiệu
  • Sống
  • Sự kiện – Vấn đề
  • Tiêu điểm
  • Tin nổi bật
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực

Bài mới đăng

  • Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
  • Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”
  • Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt
  • Lễ tổng kết chương trình đào tạo kỹ năng viết đề tài kinh tế dành cho gen Z

Fanpage

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.