Trong khát khao tiếp cận Cái Đẹp, những dòng người đủ các màu da vẫn nối hàng vào bảo tàng, chốn nguy nga tráng lệ bậc nhất trong đời sống. Sau một lượt chiêm ngưỡng, người nào người nấy đều không giấu vẻ thỏa mãn. Ấy vậy mà, đấy mới chỉ là bề nổi của một kho báu tiềm tàng.
Bức Con thỏ của Albrecht Dürer, nhiều năm “an dưỡng” trong kho.
Kho lưu trữ của các bảo tàng mới thực sự phong phú. Dưới đó đang chứa đầy những kiệt tác của nghệ thuật thế giới mà người xem chưa được biết tới. Bảo tàng Nghệ thuật Anh, Tate Britain ở London – vốn được đánh giá là lớn nhất thế giới kể từ năm 1500 chо đến tận ngày nay – nhưng mới chỉ trưng bày được 20% số tranh họ có, tức là khоảng 14.000 tác phẩm.
Bảo tàng Tretyakov – niềm kiêu hãnh của nước Nga – chỉ trưng bày được 10%, còn bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Guggenheim, ở New York, Mỹ thì tỷ lệ còn thấp nữa, chưa đến 3%. Không ít số tranh phải xếp hàng trong kho được sáng tạo bởi những họa sĩ lừng danh thế giới. Chẳng hạn, danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso trong bảo tàng Mỹ thuật hiện đại New York có đến 1.221 tác phẩm, vậy mà chỉ 24 bức từ số đó được treo thường xuyên.
“Người đội mũ nồi đỏ” từng bị nghi không phải của Van Gogh.
Trên thực tế, giới hữu trách của các nhà bảo tàng có những lý do “nặng ký” về việc “cất giấu” kiệt tác của các bậc danh họa tôn kính.
Lý do đầu tiên (và là chủ chốt) biện minh cho việc cất giấu ngọc quý – đó là không thể trưng bày tất cả trong cùng một thời điểm. Ở những bảo tàng lớn, bộ sưu tập của họ bao giờ cũng vượt quá rất nhiều so với kích cỡ của mặt bằng trưng bày. Vì thế một số bảo tàng, như Hermitage hay bảo tàng Anh, người ta phải giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập những khu lưu trữ mở, sử dụng những thiết bị đảm nhận chức năng kép, vừa làm tủ két bảo quản, vừa làm quầy kính khổng lồ giúp người xem tiếp cận với kiệt tác.
Thứ hai, phần nhiều các tác phẩm vĩ đại không thể đến được với công chúng rộng rãi là vì những lý do kỹ thuật. Ví dụ, những tác phẩm đồ họa không được phép mang ra trưng bày quá ba tháng, sau mỗi đợt triển lãm, chúng phải được “an dưỡng” không dưới nửa năm, trong những điều kiện đặc biệt. Điều này là rất cần thiết, giúp cho các đường cọ “an cư” trên giấy được lâu hơn. Albrecht Dürer (1471-1528, người Đức, một họa sĩ đồ họa và một lý thuyết gia uy tín về nghệ thuật trong thời kỳ của Chủ nghĩa Nhân đạo và Phong trào Cải cách ở châu Âu) có bức Con thỏ hiện nay thuộc sở hữu của bảo tàng Albertina (ở Vienna, thủ đô nước Áo).
“Gia đình thần thánh” của Raphael cũng từng bị nghi là tranh chép.
Tuy nhiên, kiệt tác này được đưa ra triển lãm lần gần đây nhất từ năm 2014 – ấy là còn chưa tính trước đó hẳn mười năm phải “an dưỡng” trоng kho. Danh họa này còn có 215 bức đồ họa nữa thuộc sở hữu của bảo tàng Pushkin (Nga), nhưng chỉ được đưa ra trưng bày lần lượt, mỗi lượt dăm ba bức. Bảo tàng này cũng làm như thế với tác phẩm của danh họa Hà Lan Rembrandt (1606-1669). Người có đóng góp cực kỳ quan trọng cho Thời đại hoàng kim của Hà Lan thế kỷ XVII hiện có 250 tác phẩm nằm trong kho lưu trữ của bảo tàng Pushkin.
Lý do thứ ba khiến nhiều kiệt tác của những bậc thầy hội họa không được đưa ra triển lãm – đó là nhu cầu minh định. Hàng trăm tác phẩm vẫn bị giam lại chờ đến lượt triển lãm, không ít bức còn không qua được cửa ải kiểm tra vì bị liệt vào hàng tranh nhái. May mắn hơn cả là bức Người đội mũ nồi đỏ – bức chân dung duy nhất lưu lại hình ảnh họa sĩ Pháp Paul Gauguin (1848-1903) một thời gian dài từ năm 1973 vẫn bị nghi là sản phẩm của “những người kế tục” nên bị xếp xó trong kho lưu trữ của bảo tàng Amsterdam (Hà Lan). Mãi đến năm 2002, sau thời gian dài kỳ công xem xét, các chuyên gia mới chịu công nhận bức chân dung này do chính Van Gogh thủ bút.
Cũng vì lý do tương tự mà bức Người đàn bà ngồi đội mũ đỏ của Pablo Picasso bị giữ lại trong kho lưu trữ của bảo tàng mỹ thuật, lịch sử và khoa học Evansville (ở bang Indiana, Mỹ). Tranh được Pablo Picasso vẽ trong thập niên 1950 bằng kỹ thuật gemmaux – một dạng hiếm hoi của nghệ thuật kính màu ghép. Кhi vừa nhập về bảo tàng (theo hồ sơ kèm theo thì đó là năm 1963), đám cộng sự thấy chữ Pháp “gemmaux” lại cứ ngỡ là tên họa sĩ, bèn kê luôn tên tác giả bức tranh là Gemmail. Sаi lầm này chỉ được phát hiện sau khi một nhà khoa học chuyên nghiên cứu thân thế sự nghiệp Pablo Picasso gọi điện đến đòi trả lại tác quyền cho Pablo Picasso.
“Đấu trường dưới ánh trăng” từng qua một cuộc phục chế bất thành.
Bức Gia đình thần thánh của họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng Raphael (1483-1520, người Italy) cũng mất một thời gian lưu lạc rất lâu trong kho của bảo tàng Nghệ thuật Modena vì bị nghi là tranh đời sau chép lại trong thế kỷ XIX. Mãi đến năm 2010, nhờ áp dụng những công nghệ tối tân, các chuyên gia mới quyết định trả lại quyền tác giả cho thiên tài Raphael.
Ngay cả bảo tàng Quốc gia xứ Wales (còn được gọi là xứ Gan) suốt cho đến trước năm 2010 vẫn còn để trong kho ba tác phẩm của họa sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh lãng mạn được yêu thích bậc nhất ở Anh, William Turner (1775-1851), và đã ba lần tuyên bố rằng đó là tranh giả. Các cuộc nghiên cứu diễn ra từ năm 1960 đến năm 1980 đều dẫn đến kết luận tác giả của ba bức tranh này là hạng họa sĩ… bắt chước. Sự thật chỉ được xác lập vào năm 2012 nhờ những phương pháp hiện đại và những chuyên gia tài giỏi.
Còn tác phẩm Đấu trường dưới ánh trăng của Joseph Wright (1734-1797, nổi tiếng ở Anh về những bức tranh phong cảnh và chân dung) thì phải lưu kho sau cuộc phục chế bất thành diễn ra trong thập niên 1960. Chuyện phục chế có may mắn được… rơi vào quên lãng, cho đến năm 2015 thì bức tranh được cho là tác phẩm của một trong số những người kế nghiệp họa sĩ.
Мới hay, mỗi bảo tàng chứa bao điều bí ẩn. Bí ẩn trong các bảo tàng trên thế giới có đến ngàn vạn, còn dưới tầng ngầm, trong kho lưu trữ của các bảo tàng thì phải tới muôn vạn…
ĐĂNG BẨY (Theo vokrugsveta.ru)