Công ty Memphis Meats đã đạt bước tiến mới trong công nghệ chế biến thịt sạch sau khi công bố sản phẩm thịt gia cầm đầu tiên trên thế giới từ tế bào động vật như gà hay vịt.
Gà là nguồn cung cấp protein chủ yếu tại châu Mỹ. Trung bình, mỗi người tiêu thụ khoảng 90 pound thị gà mỗi năm, tương đương với 40kg. Thị trường thịt gà tại khu vực này vì thế mà trị giá tới 90 tỷ USD. Trong khi đó, vịt là gia cầm được nuôi rất nhiều tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đại lục, nơi tiêu thụ lượng thịt vịt lớn nhất thế giới với 6 triệu pound/năm (khaongr 2,7 triệu kg). Với công nghệ mới tổng hợp tế bào trong thịt gia cầm, người ta có thể sản xuất ra bao nhiêu thịt tùy thích, và quan trọng nhất là không cần trải qua quá trình nuôi nhotts và giết mổ gia cầm nữa.
Ngoài ra, việc làm chủ công nghệ này cho phép những công ty thực phẩm như Memphis Meats sản xuất sản phẩm đa chủng loại, với đầy đủ thành phần dinh dưỡng, hương vị cũng như cấu trúc từng loại thịt. Giám đốc Điều hành của Công ty là Uma Vlaeti nhận xét: “Chúng tôi hướng tới phương thức sản xuất thị một cách hiệu quả hơn, thỏa mãn các tiêu chí như ngon, bổ, rẻ. Đây là bước tiến đáng kể về công nghệ đối với nhân loại, cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp như chúng tôi mở ra hướng đi mới góp phần giải quyết bài toán an ninh lương thực đang ngày một trầm trọng”. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục trước khi áp dụng sáng chế này trên quy mô công nghiệp để giảm giá thành. Song, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu thương mại hóa dòng sản phẩm này vào năm 2021.
UNAVOO ĐỘT PHÁ VỚI CHẤT TẠO NGỌT THAY THẾ HOÀN TOÀN ĐƯỜNG KÍNH
Nhà sản xuất thực phẩm Unavoo phối hợp cùng đối tác ED&F Man vừa qua đã trình làng sản phẩm mới nhất, chất tạo ngọt nhân tạo Unavoo Sweatener. Đây là chất ngọt nhân tạo đầu tiên chứa thành phần hoàn toàn tự nhiên mà vẫn đem lại hương vị y hệt đường thật. Điều đó có nghĩa, chất ngọt này hoàn toàn có thể thay thế đường trong các sản phẩm thực phẩm cũng như nước giải khát.
So với các sản phẩm khác cùng loại, Unavoo Sweatener không chứa đường hóa học nên trị số glycaemic (đơn vị đo lượng glucoza trong máu) của nó bằng không nên không làm tăng đường huyết. Do vậy, ngay cả bệnh nhân tiểu đường cũng có thể hấp thụ được.
Ý tưởng về sản phẩm này được nhà phát minh Yuval Maymon – người vốn là chủ một cửa hàng kem, thai nghén từ chín năm trước, trong một lần đi xét nghiệm bệnh tiểu đường. “Tôi mất 700 lần thử nghiệm cùng nhiều đêm thức trắng để tìm ra sản phẩm “3 không” này, không glycaemic, không hóa chất và không đường nhưng vẫn có chức năng của đường”.
THỰC PHẨM THAY THẾ THỊT
Vừa qua, các nhà khoa học thuộc Dự án Plant Meat Matters đã thành công trong việc tổng hợp được một loại nguyên liệu thay thế thịt sau bốn năm miệt mài nghiên cứu.
Đây là dự án có sự kết hợp đa phương, chú trọng tìm hiểu cấu trúc, hương vị cũng như lợi ích của các loại rau, từ đó biến đổi tính chất của chúng để các loại rau này có tính chất của thịt. Lợi ích của việc này là tạo ra nguồn thực phẩm thay thế thịt mà có thể sản xuất với quy mô công nghiệp mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Chìa khóa của dự án táo bạo này là công nghệ cắt lớp tế bào, do Viện nghiên cứu Wageningen phát triển. Nguyên lý của công nghệ này là biến protein thực vật thành các cấu trúc gồm nhiều lớp, dạng sợi, gần giống với cấu trúc của thịt. Nguyên liệu thô sau đó được xử lý đơn giản để đạt được cấu trúc mong muốn. Công nghệ này là thành quả suốt hai mươi năm nghiên cứu của đội ngũ khoa học thuộc Viện nghiên cứu Wageningen (Hà Lan), mở ra một phương pháp chế biến thực phẩm mới, được kiểm soát hoàn toàn thay cho phương pháp truyền thống.
Do hiện nay, công nghệ này mới chỉ được ứng dụng trong phòng thí nghiệm với quy mô nhỏ, nên thành công của Dự án Plant Meat Matters là lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng ở quy mô lớn. Nhà khoa học Atze Jan van der Goot thuộc Wageningen nhận xét: “Bốn năm qua, chúng tôi đã sở hữu dây chuyền đầu tiên sản xuất loại thực phẩm này. Bây giờ, các công ty thực phẩm hoàn toàn có thể sản xuất loại “thịt” này một cách chủ động với số lượng lớn, không phụ thuộc vào nguồn gia súc hay gia cầm với đầy đủ mọi chủng loại. Các thực phẩm thay thịt có tiềm năng rất lớn, vì hiện nay chúng mới chỉ chiếm 1% thị trường thịt”.
Ngoài ra, dự án này còn tập trung nghiên cứu nguồn protein từ đậu nành và lúa mỳ, vốn là những loại ngũ cốc rất phổ biến. Các loại thực vật cung cấp protein khác như đậu Hà Lna, cải dầu và ngô cũng được khảo sát, và với mỗi loại lại cần phân tích chi tiết về độ ổn định.
Công nghệ cắt lớp tế bào là một kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm năng lượng, không chỉ hợp với doanh nghiệp mà còn cả hộ gia đình nữa. Cùng với sự nở rộ của thực phẩm thay thế thịt, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng thực phẩm, hướng đến mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một bức thiết, vấn đề mà các công nghệ hiện nay chưa giải quyết được.
các nhà khoa học còn tiết lộ, họ sẽ mở rộng ứng dụng này thông qua việc tìm nguồn thay thế cho các thực phẩm thông thường khác, chẳng hạn như phô mai và bơ…
KHAY ĐỰNG NẤM BẰNG VẬT LIỆU TÁI SINH
Công ty Tesco (Anh quốc) đã trình làng sản phẩm mới nhất, đó là loại hộp nhựa đựng nấm vừa thân thiệ với môi trường. lại vừa giúp bảo quản nấm lâu hơn. Cảm hứng cho sự xuất hiện của sản phẩm này, là từ những than phiền của khách hàng rằng, thực phẩm nhạy cảm với môi trường như nấm rất khó bảo quản trong khi lại rất dễ bị hư hỏng.
Do đó, một dụng cụ chuyên dụng cho sản phẩm này là cần thiết. Những loại hộp nhựa thông thường hay xuất hiện hiện tượng ngưng tụ hơi nước khiến cho nấm rất nhanh bị mốc và phải vứt đi. Loại hộp mới này loại bỏ được tình trạng đó nên kéo dài được vòng đời sản phẩm. Hơn nữa, do được làm hoàn toàn từ chất liệu tái chế nên hộp có khả năng hấp thụ hơi ẩm để duy trì trạng thái khô ráo bên trong. Dự kiến, sản phẩm này sẽ được sản xuất hàng loạt vào cuối 2017.
BAO BÌ GẤP KHÚC
Nhà sản xuất bao bì của Anh quốc là Cepac vừa qua đã giới thiệu sản phẩm mới nhất, đó là bao bì gấp Arcwise, loại bao bì đầu tiên trên thế giới có thể gấp theo mọi hình dạng. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ in cao cấp với bìa cứng có thể uốn cong. Mấu chốt của sản phẩm này nằm ở những rãnh gấp đan xen nhau, cho phép uốn cong bìa theo mọi hướng. Thử nghiệm đã cho thấy, bìa có thể gập lại với bán kính rất nhỏ, đặc biệt thích hợp để đóng gói những chi tiết đa chiều hoặc nhiều khung.
Trước đây, khi sử dụng bao bì dạng tấm phẳng, bạn chỉ có thể tạo ra các bưu kiện hình hộp, trong khi đồ vật bên trong có thể không có góc cạnh nên không vừa khít với bưu kiện đó. Như thế vừa tốn không gian bên trong, lại vừa dễ gây hư hại cho bưu kiện hoặc cho đồ vật bên trong, nếu như vật đó có các góc nhọn. Bạn có thể gấp bìa theo kiểu bao bọc xung quanh, bọc dạng khay hoặc dạng hộp… Song, với loại bìa mới này, bạn có thể uốn cong tùy thích, nghĩa là có thể bao bọc sản phẩm bằng một lớp bìa cứng vừa khít với hình dáng sản phẩm đó. Như vậy vừa tiết kiệm không gian khi vận chuyển, lại vừa không sợ bao bì bị rách.
Ngoài ra, loại bìa này cũng có sức căng lớn hơn bìa thường. Cấu trúc dạng tấm cong có diện tích lớn hơn cấu trúc dạng tấm phẳng, nên trọng lượng của vật được phân bổ trên tiết diện rộng hơn, qua đó làm giảm áp lực lên mỗi đơn vị diện tích và giúp nó chịu được tải trọng lớn hơn. Ngược lại, bìa dạng tấm phẳng chỉ gấp được thành hình hộp, nghĩa là tồn tại các góc cạnh (nếp gấp), và đó là những nơi chịu tải kém nhất nên rất dễ bị rách. Phát minh này được khẳng định là sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn từ ngành vận tải.
NGUYỄN NGUYỄN
(theo fidforum.net)