Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
Đồ uống Việt Nam
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
No Result
View All Result
Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Home Sống

Phát hiện chiếc xe ngựa rước lễ nguyên vẹn hơn 2.000 năm tuổi

02/03/2021
0
Share on FacebookShare on Twitter

Chiếc xe rước lễ gần như còn nguyên vẹn dưới lớp nham thạch vừa được tìm thấy tại bãi khảo cổ Pompeii thuộc Ý.

Các nhà khảo cổ tỉ mẩn phủi lớp bụi thời gian phủ trên xe rước lễ

Theo Hãng tin AFP, phát hiện quý giá này được công bố hôm nay 27/2.

“Chiếc xe rước lễ lớn có bốn bánh với những cấu thành bằng sắt, những họa tiết trang trí đẹp bằng đồng và thiếc, những trang trí bằng gỗ theo hình cây lá đã được tìm thấy gần như nguyên vẹn”, thông cáo báo chí của khu khảo cổ Pompeii cho biết.

Chiếc xe được tìm thấy ở khu Civita Giuliana, cách phía bắc của Pompeii chỉ vài trăm mét. Nơi đấy là một chuồng nuôi ngựa mà vào năm 2018, các nhà khảo cổ từng tìm thấy xương cốt hóa thạch của 3 con ngựa, trong đó có một con đã được thắng cương.

Phát hiện lần này được thực hiện trong khuôn khổ một chiến dịch chống nạn trộm cắp mộ cổ, vốn đang sôi nổi tại khu vực này của Ý do còn nhiều khu di tích khảo cổ chưa được khai quật.

Bài liên quan:

Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

01/10/2023

Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

30/09/2023
Ảnh chụp từ bên ngoài chiếc xe rước lễ vừa được phát hiện còn phủ dưới tro bụi núi lửa
Họa tiết trên chiếc xe rước lễ vừa được phát hiện

“Pompeii tiếp tục làm chúng ta sửng sốt với những phát hiện mới và điều này sẽ còn tiếp diễn nhiều năm nữa, bởi còn đến 20 hecta cần khai quật”, Bộ trưởng Văn hóa Ý Dario Franceschini tuyên bố.

“Đây là một phát hiện tuyệt vời cho sự hiểu biết của chúng ta với thế giới cổ xưa. Trước đây tại Pompeii từng tìm thấy những chiếc xe cổ nhưng chưa có chiếc nào giống chiếc ở Civita Giuliana” – ông Massimo Osanna, giám đốc sắp mãn nhiệm của khu khảo cổ Pompeii, tỏ ra hồ hởi.

“Đây là một chiếc xe rước lễ không phải dùng chuyên chở thường nhật hay chở nông sản, mà chỉ dùng trong các dịp lễ lạt của cộng đồng, trong những buổi diễu hành”, chuyên gia Osanna phân tích.

Với khoảng 13.000 cư dân, thành cổ Pompeii, cách thành phố Napoli của Ý khoảng 23km về phía đông nam, đã bị chôn vùi 18m dưới lớp tro bụi và đất đá khi núi lửa tại đây bất ngờ phun trào với sức mạnh tương đương nhiều quả bom nguyên tử vào năm 79 sau Công nguyên.

Các tàn tích nơi đây đã không được phát hiện đến thế kỷ 16 và các hoạt động khai quật được bắt đầu khoảng năm 1750. Từ đó đến nay, việc khai quật Pompeii đã cung cấp một cái nhìn sâu rộng về cuộc sống của một thành thị thời cực thịnh của đế quốc La Mã.

Một cửa hàng chuyên phục vụ các món ăn đường phố cho thực khách trong thời La Mã cổ đại vừa được khai quật gần đây. Theo các nhà khảo cổ, dấu vết của thực phẩm hơn 2.000 năm tuổi được tìm thấy trong nhiều lọ sành đựng thức ăn nóng mà chủ cửa hàng đặt trong quầy. Mặt trước của quầy được trang trí bằng những bức bích họa màu sắc tươi sáng, mô tả các loài động vật như một con gà và hai con vịt treo ngược. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một chiếc bát uống nước bằng đồng được trang trí tinh xảo có tên gọi là patera, bình gốm dùng để nấu các món hầm và xúp, bình rượu…

Pompeii là một trong các điểm tham quan nổi tiếng nhất của Ý và được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới vào năm 1997.

Năm 2019, địa điểm này từng tiếp đón 3,9 triệu du khách, là địa điểm hút khách thứ ba ở Ý chỉ sau đấu trường La Mã Roma và bảo tàng ở Florence.

Các phân tích sơ bộ dựa trên hình vẽ trang trí phần mặt trước của quầy cho thấy một phần các đồ ăn thức uống được bán tại đây. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu vết của thịt lợn, cá, ốc và thịt bò trong các bình. Đây là khám phá quan trọng cho thấy “rất nhiều sản phẩm động vật đã được người La Mã cổ đại sử dụng để chế biến các món ăn”
Nằm dưới chân núi Vesuvius, Pompeii là một trong những bằng chứng quan trọng nhất của nền văn minh La Mã, cung cấp tư liệu sống về nghệ thuật, phong tục, cuộc sống hằng ngày của người La Mã cổ đại. Vào thời điểm trước khi thảm họa xảy ra, người dân Pompeii vẫn yên tâm sống cuộc sống hạnh phúc khi tin vào lời khẳng định của nhà địa lý học nổi tiếng Strabo thời bấy giờ rằng ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Họ không ngờ rằng núi lửa Vesuvius tưởng như đã “chết” vẫn âm thầm hoạt động để rồi một ngày bừng tỉnh, giáng đòn khủng khiếp xuống Pompeii, khiến thành phố phồn thịnh này bị vùi lấp và lãng quên dưới lớp tro bụi và dung nham

Theo Tuổi Trẻ

Tags: Bộ trưởng Văn hóa Ýchiếc xe ngựa rước lễkhai quật PompeiiLiên Hiệp QuốcTổ chức giáo dụcUNESCO
Previous Post

Sống thiện-ác và làm việc thiện, số phận quả báo ngay tức thời 

Next Post

Thích ứng với đại dịch Covid-19 bùng nổ – Bia Sagota sẽ được đưa đến tận nhà

Bài liên quan:

Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

01/10/2023
0

Sáng ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thạnh và Chi hội Phụ nữ ấp 4 tổ chức...

Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

30/09/2023
0

Đây là chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Đông Thạnh phối hợp cùng Trạm y tế...

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023
0

Ngày 24/9, Hội LHPN xã Đông Thạnh tổ chức ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại 4/18, tổ...

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023
0

Đây là chương trình thường niên của hội được tổ chức vào mỗi tuần trên khắp các quận, huyện tại...

Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt

23/09/2023
0

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia bàn luận những vấn đề còn tồn tại, nêu nên những...

Synopsys và cơ quan công nghệ Việt Nam ký kết hợp tác về lĩnh vực bán dẫn và đào tạo nhân lực

20/09/2023
0

Ngay sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Load More
Next Post

Thích ứng với đại dịch Covid-19 bùng nổ - Bia Sagota sẽ được đưa đến tận nhà

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đồ uống việt nam

Mới đăng

Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

01/10/2023

Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

30/09/2023

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023

Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt

23/09/2023

BÀI CHỌN LỌC

Luôn làm mới mình khiến hàng triệu người trên thế giới tin dùng bia 333

27/12/2017

Chuyện dài về giới văn chương

25/12/2017

Chuyện phiếm – Tứ trụ và Ngũ hành tương sinh…

23/12/2021

Đánh thuế nước ngọt vẫn còn tranh cãi

23/03/2019

Giới thiệu

Đồ Uống Việt Nam là trang thông tin chuyên ngành thị trường đồ uống, bia rượu, nước giải khát ở Việt Nam.

Trên Đồ Uống Việt Nam

  • Doanh nghiệp và thị trường
  • Du lịch
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Đồ uống & Thương hiệu
  • Sống
  • Sự kiện – Vấn đề
  • Tiêu điểm
  • Tin nổi bật
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực

Bài mới đăng

  • Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  • Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn
  • Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
  • Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

Fanpage

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.