Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
Đồ uống Việt Nam
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
No Result
View All Result
Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Home Doanh nghiệp và thị trường

Để dự án luật thực sự hiệu quả nên điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý

16/10/2018
0
Share on FacebookShare on Twitter

Hiện nay, Ban soạn thảo dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ, tờ trình, dự thảo Luật này. Tuy nhiên, một số quy định trong dự thảo Luật vẫn còn có những ý kiến khác nhau.  Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA xung quanh vấn đề này.

PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA

PV: Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, xin Chủ tịch cho biết, VBA đã tham gia đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Văn Việt: Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đang thu hút sự quan tâm của công luận và dư luận. VBA đã và đang nghiên cứu rất kỹ về nội dung của dự án Luật để có những ý kiến, kiến nghị một cách khách quan, phù hợp. Các doanh nghiệp trong ngành là những đơn vị chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật cũng luôn tích cực đóng góp ý kiến và tham gia các buổi tọa đàm do Hiệp hội tổ chức. Nhiều ý kiến, kiến nghị của VBA đã được Ban soạn thảo tiếp thu điều chỉnh. Trong quá trình xây dựng dự án luật cũng rất dân chủ, cởi mở, có sự góp ý của các bên liên quan. Chủ trương về xây dựng dự án Luật là đúng đắn, mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân là chính đáng, chúng tôi ủng hộ điều này. Tuy nhiên, trong nội dung dự thảo Luật vẫn còn một số điều còn chưa hợp lý cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Theo chúng tôi Dự án Luật rất quan trọng, vì tác động tới xã hội, tới người dân và tới các doanh nghiệp, nên chúng ta cần quan tâm đến tính thực tiễn của dự án luật. Một trong những điều mà chúng tôi quan tâm tới là tính khả thi, thực tế của dự án luật. Do vậy, cần có đánh giá sâu rộng về tác động của luật tới xã hội, kinh tế một cách toàn diện, đầy đủ, đúng với thực tế ở Việt Nam. Dự án luật có đề cập đến đánh giá tác động nhưng chưa toàn diện, tham khảo quá nhiều ở nước ngoài, trong khi đó điều kiện kinh tế – xã hội của các nước khác nhau nên việc áp dụng theo nước ngoài vào điều kiện ở Việt Nam không phù hợp. Hiện có khoảng trên 80 văn bản từ luật đến nghị định liên quan đến bia, rượu, trong đó trên 30 văn bản đang còn có hiệu lực. Cần đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực thi những văn bản này, cái nào được, cái nào chưa được. Đánh giá tác động của dự án Luật cần căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam, chứ không nên áp dụng theo nước ngoài bởi điều kiện kinh tế – xã hội các nước khác nhau.

PV: Hiện nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau về tên gọi và một số quy định của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chủ tịch có ý kiến gì về vấn đề này?

Bài liên quan:

Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

01/10/2023

Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

30/09/2023

PGS.TS Nguyễn Văn Việt: Theo tôi, tên gọi của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng, bởi các yếu tố sau:

Theo khoa họp lần thứ 63 của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHO) năm 2010 có sự tham dự của đại diện 193 quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) thì tên gọi mà WHO khuyến cáo cho tất cả các quốc gia thành viên là cần phải xây dựng chính sách về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Hưởng ứng tinh thần đó, năm 2014, Bộ Y tế đã soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 244/QĐ-TTg  ngày 12 tháng 02 năm 2014 về Chính sách Quốc gia Phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Nhưng sau đó không hiểu sao, khi soạn thảo dự án Luật, Bộ Y tế trình lên Quốc hội lại lấy tên gọi của dự án luật này là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tức là bỏ chữ “lạm dụng” và chuyển “đồ uống có cồn” thành rượu, bia. Như vậy là không nhất quán với Quyết định 244/QĐ-TTg năm 2014 của Chính phủ và khuyến cáo WHO.

Thực tế cho thấy, sản phẩm rượu, bia không phải là đối tượng gây tác hại, chỉ khi lạm dụng, sử dụng nhiều mới có tác hại (cái gì lạm dụng cũng có hại). Hơn nữa, rượu, bia là thức uống gắn liền với văn hóa truyền thống hàng ngàn đời ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Nhất là trong đời sống văn hóa, trong lễ nghi thờ cúng tổ tiên, tiếp khách… Do vậy, không thể nói tác hại của rượu, bia mà nên đổi thành tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Theo khái niệm đồ uống có cồn gồm nhiều sản phẩm khác, chứ không chỉ có rượu, bia. Chúng tôi kiến nghị Ban soạn thảo xem xét đổi tên thành Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn là phù hợp nhất.

Buổi tọa đàm do VBA và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức

Ngoài ra, các doanh nghiệp và nhiều chuyên gia còn có ý kiến về quy định cấm quảng cáo, tài trợ, thời gian, địa điểm bán hàng, cấm bán hàng qua internet… Trong thời gian qua, chúng ta đã xây dựng và thực hiện tốt Luật Quảng cáo, luật này đã được nghiên cứu, xây dựng luật rất kỹ bởi ý kiến đóng góp của các bộ ngành, doanh nghiệp, người dân. Do đó, không nên đưa ra các quy định mới về quảng cáo vào trong dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, tránh chồng chéo, trái ngược với một số quy định của Luật Quảng cáo. Nếu đã đưa ra quy định mới về quảng cáo thì phải có đánh giá tác động của nó đến các doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực liên quan… Quy định cấm tài trợ bia trong những chương trình thể thao, văn hóa thì cũng không phù hợp với thực tiễn. Trên thế giới, các sự kiện lớn như World cup, các chương trình thể thao đều có sự tài trợ của các thương hiệu bia, nay ta lại đưa ra quy định cấm các doanh nghiệp bia tài trợ liệu có phù hợp không?

Trong Luật Đầu tư, không có quy định bia là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nay trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia lại đưa ra quy định đối với bia trên 15 độ. Thực tế ở Việt Nam, bia có độ cồn phổ biến từ 4 – 5,5 độ, bia độ cồn từ 15 độ trở lên là rất ít. Vậy, đưa quy định này có phù hợp không, có cần thiết không?

Quy định về cấm bán rượu, bia trên internet cũng có nhiều tranh cãi, bởi quy định này sẽ khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi. Nếu quy định này được thực thi thì các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ không có cơ hội để giới thiệu và bán các sản phẩm của mình trên internet, trong khi đó trên mạng vẫn nhan nhản các cá nhân giới thiệu và bán rượu mà không biết rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm ra sao, không kiểm soát được. Như vậy, người tiêu dùng không có cơ hội tiếp cận, mua các sản phẩm chính hãng và có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng lậu, không rõ nguồn gốc… Vô hình trung, ta sử dụng quy định cấm đoán này lại tạo điều kiện cho các cá nhân không chính thống bán hàng, và hàng giả, hàng lậu có nguy cơ gia tăng.

PV: Vậy, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam có kiến nghị gì với Ban soạn thảo để dự án luật này có tính thiết thực, hiệu quả hơn, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Văn Việt: Chúng tôi kiến nghị với Ban soạn thảo dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia một số điều sau:  

Đề nghị đổi tên thành Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn để phù hợp, đầy đủ hơn.

Kiến nghị cần đánh giá kỹ hơn những tác động của dự án Luật đối với kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến các bên liên quan như thế nào?

Về nội dung của dự thảo luật thì cần xem xét tính đồng nhất giữa dự án luật này với các luật hiện hành, không để mâu thuẫn, trái ngược nhau thì mới thực sự có hiệu quả, đi vào đời sống của người dân. Nhất là cần xem xét kỹ về quy định đối với rượu dân tự nấu.

PV: Xin cảm ơn Chủ tịch!

PHÚ CƯỜNG (thực hiện) 

Tags: Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt NamHội Luật gia Việt NamPGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA
Previous Post

Food Empire Việt Nam kỷ niệm hành trình 5 năm Café PHỐ và giới thiệu chiến dịch “Café PHỐ – khuấy lên tình yêu việt nam”

Next Post

Khai mạc hội chợ Quốc tế chuyên ngành thực phẩm và Công nghệ chế biến ĐBSCL (Mekong Foodex 2018)

Bài liên quan:

Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

01/10/2023
0

Sáng ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thạnh và Chi hội Phụ nữ ấp 4 tổ chức...

Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

30/09/2023
0

Đây là chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Đông Thạnh phối hợp cùng Trạm y tế...

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023
0

Ngày 24/9, Hội LHPN xã Đông Thạnh tổ chức ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại 4/18, tổ...

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023
0

Đây là chương trình thường niên của hội được tổ chức vào mỗi tuần trên khắp các quận, huyện tại...

Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt

23/09/2023
0

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia bàn luận những vấn đề còn tồn tại, nêu nên những...

Lễ tổng kết chương trình đào tạo kỹ năng viết đề tài kinh tế dành cho gen Z

22/09/2023
0

Đây là hội thảo với mục đích nhằm đánh giá cuối kỳ dự án “Nâng cao kỹ năng viết về...

Load More
Next Post

Khai mạc hội chợ Quốc tế chuyên ngành thực phẩm và Công nghệ chế biến ĐBSCL (Mekong Foodex 2018)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đồ uống việt nam

Mới đăng

Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

01/10/2023

Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn

30/09/2023

Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

25/09/2023

Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

23/09/2023

Những khó khăn trong ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam phải đối mặt

23/09/2023

BÀI CHỌN LỌC

Khách đến thăm quan gian trưng bày các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp giấy đã qua sử dụng

Tái khởi động chương trình thu gom vỏ hộp giấy tại các siêu thị Mega Market tại Hà Nội và TP. HCM

17/11/2021

TP.HCM: Người dân mang chai nhựa đổi lấy gạo miễn phí

11/09/2020

Chuyện dài về giới văn chương

25/12/2017

Guitar hay – như đang yêu

22/12/2017

Giới thiệu

Đồ Uống Việt Nam là trang thông tin chuyên ngành thị trường đồ uống, bia rượu, nước giải khát ở Việt Nam.

Trên Đồ Uống Việt Nam

  • Doanh nghiệp và thị trường
  • Du lịch
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Đồ uống & Thương hiệu
  • Sống
  • Sự kiện – Vấn đề
  • Tiêu điểm
  • Tin nổi bật
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực

Bài mới đăng

  • Thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  • Tết Trung thu cho em tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn
  • Ra mắt mô hình “Áo dài 0 đồng” tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
  • Người dân TP.HCM hào hứng tham gia chương trình “Đổi rác lấy quà”

Fanpage

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.