BIA THỦ CÔNG / CRAFT BEER LÀ GÌ ?
Bia thủ công hay Craft beer không còn là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam và hiện đang là một cơn sốt trong giới uống bia sành sỏi. Đây không chỉ là cơn sốt nhất thời mà còn là một xu hướng văn hóa mới mẻ, có sức hấp dẫn riêng của nó, khi mà vấn đề thực phẩm và bia rượu giả ngày càng hoành hành.
Craft beer / bia thủ công, được định nghĩa là loại bia được ủ hay sản xuất tại những xưởng ủ bia có sản lượng nhỏ hay tại chính trong ngôi nhà của bạn, thường là những xưởng sản xuất hoạt động độc lập, và áp dụng quy trình ủ bia truyền thống, kết hợp với những nguyên liệu đa dạng để tạo hương vị riêng biệt.
Các chuyên gia ẩm thực cho rằng quá trình ủ bia có nhiều điểm tương đồng với quá trình làm rượu vang, bởi đó là sự kết hợp khéo léo từ nguyên liệu truyền thống và sự sáng tạo trong quá trình ủ bia, lên men. Vì thế việc thưởng thức loại bia này cũng sẽ trở nên đặc biệt hơn nếu bạn dành thời gian tìm hiểu và trải nghiệm.
Không chỉ là xu hướng nhất thời, craft beer tại Việt Nam đang dần thu hút một số lượng khách nhất định, đồng thời hình thành nên một cộng đồng gồm những người có đam mê, nhiệt huyết dành cho công việc sáng tạo đầy thú vị này.
Dự báo trong năm 2019 “craft beer” sẽ bùng nổ tại Việt Nam dành cho những người thích trải nghiệm những điều mới lạ.
ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI BIA :
Các loại bia này đều được sản xuất từ quá trình lên men các loại ngũ cốc, lúa mạch.
Về cơ bản, những loại nguyên liệu để sản xuất ra các loại bia tương tự nhau: Ngũ cốc, lúa mạch, men, hoa bia… có thể có thêm thảo mộc, trái cây.
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÁC LOẠI BIA
Các loại bia đều có lợi cho sức khỏe và có sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại.
Bia chai và bia lon
Nồng độ cồn và lượng đường của bia chai, bia lon cao hơn bia hơi và bia tươi khoảng 0,5%, hàm lượng hoa houblon nhiều hơn khoảng 30%. Loại bia này cũng có lượng đường nhiều hơn bia hơi khoảng 2%.
Quá trình lên men khá lâu, lên men chính khoảng 7 – 8 ngày, lên men phụ khoảng 4 ngày. Sau đó, qua công đoạn lọc và bão hoà CO2 rồi chiết vào chai hoặc lon.
Ngoài ra, bia chai và bia lon còn được thanh trùng kỹ càng nhằm bảo quản lâu dài, thuận tiện cho việc vận chuyển thương mại và tiêu thụ trên thị trường.
Thời gian bảo quản bia chai, bia lon lâu khoảng vài tháng đến 1 năm
Bia chai và bia lon chỉ khác nhau ở quy cách đóng gói.
Bia hơi
Bia hơi là sản phẩm được nấu với lượng đường thấp, thời gian lên men ngắn (từ 7-10 ngày). Loại bia này sau khi lên men sẽ không lọc các nấm men mà chiết thẳng vào các thùng chứa được làm sạch bằng khí nén, nước, nước nóng (800 độ C), dung dịch xút (2-3%).
Sau đó, bia được thanh trùng bằng hơi nóng nhiệt độ cao (1350 độ C) và được làm lạnh lại bằng CO2 lạnh hay COVnPalatino2.
Thời gian bảo quản bia hơi ngắn khoảng 3 ngày.
Bia tươi
Bia tươi có quy trình gần giống với bia hơi nhưng hàm lượng đường cao hơn, lên men ở nhiệt độ cao và thời gian dài hơn. Loại bia này cũng trải qua quá trình thanh trùng nhanh giống bia hơi.
Sau khi lên men, bia tươi được lọc hết các nấm men và trải qua quá trình thanh trùng như bia hơi. Do vậy, bia tươi không lẫn vi sinh vật, tạp chất và được rót ở thùng ủ bia rồi sử dụng nên uống rất mát.
Thời gian bảo quản bia tươi ngắn khoảng 3 ngày.
Bia sệt
Bia sệt là các loại bia như bia chai, bia tươi, bia hơi… được làm lạnh bằng phương pháp ướp lạnh phun sương đặc biệt, tạo lớp tuyết bao phủ bên ngoài chai bia, nhưng bia ở bên trong vẫn ở dạng lỏng.
Bia sệt có độ lạnh lý tưởng để uống, nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị, không bị đóng đá bên trong, không bị làm nhạt bởi đá hoặc bia hết lạnh quá nhanh.
Bia chai, bia lon, bia hơi, bia tươi hay bia sệt đều có vị đặc trưng. Loại bia nào ngon hơn cũng đều là do khẩu vị của từng người.