Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Thứ Năm, Tháng 7 10, 2025
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
Đồ uống Việt Nam
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire
No Result
View All Result
Đồ uống Việt Nam
No Result
View All Result
Home Đồ uống & Sức khoẻ

Viêm cơ tim (myocarditis) – tiêm vaccine phòng chống Covid -19 có gây viêm cơ tim và những vấn đề cần lưu ý

09/06/2021
0
Share on FacebookShare on Twitter

Gần đây, bên Israel báo cáo 62 ca viêm cơ tim trên 5 triệu người sau khi chích vaccine Pfizer. Điều thú vị là chính viêm cơ tim cũng có thể là một trong những biến chứng bệnh Covid-19.

Bài viết này của Bác sĩ Wynn Tran (Hoa Kỳ) nói về bệnh viêm cơ tim, chẩn đoán, triệu chứng, cách chữa trị, và phân tích về mối liên hệ giữa chích vaccine và bệnh này.

Viêm cơ tim là gì?

– Viêm cơ tim là viêm sưng các cơ bắp thịt co bóp để bơm máu ở tim. Khi các cơ này bị viêm sưng, khả năng bơm máu của tim có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng của các cơ quan quan trọng khác luôn cần máu như thận, gan, hay não.

Bài liên quan:

Vinh danh sinh viên BTEC FPT đạt thành tích xuất sắc tại Tổng Lãnh sự quán Vương Quốc Anh

22/06/2025

Sự sáng tạo gắn liền cùng văn hóa thiền trà

21/06/2025

– Viêm cơ tim là bệnh nguy hiểm. Khi các cơ bắp ở tim dẫn đến đau tim, đau thắt ngực, khó thở, loạn nhịp tim, lên cao đau tim, có thể gây ra cục máu đông, và có thể dẫn đến tử vong. Viêm cơ tim cũng có thể dẫn đến viêm khớp, sưng chân, hay mệt mỏi.

– Viêm cơ tim ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Viêm cơ tim thường xảy ra ở người trẻ tuổi có những rủi ro cao (như có tiền sử bệnh tự miễn) và thường xảy ra nhiều gấp đôi ở nam giới so với nữ giới.

Vì sao chúng ta bị viêm cơ tim?

– Khi một vùng cơ quan trong cơ thể bị viêm sưng, thường là do nhiễm trùng vi khuẩn hay virus. Với trường hợp viêm sưng cơ tim, lý do gây ra thường không rõ ràng, và thường kết hợp với phản ứng thái quá từ hệ miễn dịch gây ra viêm sưng.

– Trong các tác nhân gây nhiễm trùng thì virus là lý do hay gặp nhất, sau đó là vi khuẩn và nấm. Các virus thường gây ra viêm cơ tim là coxsackievirus, HHV6, Parvovirus B19, EBV, và gần đây nhất là Sars-Cov-2 (gây ra bệnh Covid-19). Các vi khuẩn hay gây ra viêm cơ tim là S. Aureus và C. Diphtheria. Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi cũng có thể gây ra viêm cơ tim, đặc biệt ở vùng Nam Mỹ (hay còn gọi là bệnh viêm tim Chagas).

Các bệnh về hệ miễn dịch có thể gây ra viêm tim

– Khi các virus hay vi khuẩn này xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch chúng ta phản ứng và tạo ra các kháng thể và chuỗi các protein để tiêu diệt virus hay vi khuẩn. Vấn đề là hệ miễn dịch thường phản ứng quá mức, sản sinh ra quá mức các kháng thể, đại thực bào, các bạch huyết cầu để truy tìm và tấn công virus nằm lẫn trong các cơ tim. Các tế bào miễn dịch này lại gây ra tổn thương chính các cơ tim này, khiến cho bệnh viêm cơ tim càng nặng hơn.

– Trường hợp viêm cơ tim sau khi chích vaccine cũng có thể có lý do tương tự, khi hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu để kháng virus sars-cov-2, các kháng thể và chuỗi viêm này vô tình tấn công tế bào tim và các cơ quan khác, dẫn đến viêm cơ tim.

– Các bệnh về hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA) hay Lupus ban đỏ (SLE) thường có biến chứng là viêm cơ tim với lý do như trên, khi hệ miễn dịch sản sinh quá nhiều kháng thể.

Chẩn đoán viêm cơ tim

– Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử bệnh nhân, các triệu chứng đau ngực, khám tổng quát tìm các dấu hiệu lâm sàng như tiếng tim thay đổi, sưng phù chân. Bác sĩ sẽ xét nghiệm lab xem các dấu hiệu viêm sưng như ESR/CRP, các men tim Troponin, hay men BNP, các xét nghiệm máu siêu âm xem chứng năng tim, chụp hình MRI để xem tim cử động, chụp CT phổi xem các tổn thương phổi hay sưng phù phổi, và cuối cùng là làm sinh thiết cơ tim để xem các dấu hiệu viêm sưng.

– Sinh thiết cơ tim là một thủ thuật xâm lấn nhưng quan trọng để tìm ra chẩn đoán và lý do chính xác của bệnh viêm cơ tim. Bác sĩ sẽ dùng catheter để đi vào vùng tim nghi ngờ bị sưng và lấy một phần nhỏ cơ bắp. Thường bác sĩ sẽ thấy các dấu hiệu viêm sưng cơ tim dưới kính hiển vi.

Chữa trị viêm cơ tim

– Chữa trị viêm cơ tim bắt đầu bằng đưa vào bệnh viện ngay lập tức, ổn định các chỉ số bệnh nhân, kiểm tra tim chặt chẽ để phòng biến chứng khác. Chữa trị hỗ trợ và làm giảm viêm sưng là những cách chữa chính cho viêm cơ tim.

+ Thuốc Corticosteroid, là thuốc ức chế hệ miễn dịch mạnh, thường để giảm yếu tố viêm sưng do hệ miễn dịch

+ Thuốc trợ tim như ACEI (Lisinopril), ARB (Losartan), hay Beta blocker (Carvedilol)

+ Nghỉ ngơi, hạn chế ăn mặn, uống nước ít lại để giảm tải cho tim

+ Thuốc lợi tiểu để giảm viêm sưng chân

+ Thuốc trụ sinh trong trường hợp nghi ngờ vi khuẩn là tác nhân gây ra nhiễm trùng viêm sưng cơ tim

+ Thuốc kháng virus ít được dùng trong trường hợp viêm cơ tim nghi ngờ do virus gây ra do những thuốc này không chứng minh được hiệu quả điều trị. Trong trường hợp viêm cơ tim đến nỗi suy tim cấp không thể phục hồi thì ghép tim có thể là biện pháp cuối cùng.

Biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị viêm cơ tim

– Các viêm sưng cơ tim có thể dẫn đến tổn thương lâu dài ở tim, dẫn đến hiệu quả bơm tim thấp, tăng rủi ro suy tim và các bệnh tim nguy hiểm khác như trụy tim. Ngoài ra viêm cơ tim còn khiến phổi, gan, và thận, là những cơ quan nhận máu thường xuyên từ tim bị ảnh hưởng, dẫn đến các bệnh lý về phổi, gan, hay thận.

– Khoảng 10-15% bệnh nhân sau khi hết viêm cơ tim có thể tái phát lại nên bệnh nhân cần theo dõi với bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa tim.

Tỉ lệ viêm cơ tim sau khi chích vaccine Pfizer thấp hơn cả tỉ lệ viêm cơ tim trung bình

– Các thống kê cho thấy khoảng 10 đến 20 ca viêm cơ tim xảy ra trên 100,000 người dân hay 500 đến 1000 ca trên 5 triệu người. So sánh với 62 ca viêm cơ tim xảy ra trên 5 triệu người chích vaccine Covid-19 thì con số 62 thấp hơn nhiều so với con số trung bình là 500 ca. Điều này cho thấy không có sự liên quan giữa chích vaccine gây ra viêm cơ tim.

– Đây là một ví dụ cho thấy chúng ta cần cẩn thận khi nghe những tin giật gân như “viêm cơ tim, bị tử vong sau sau khi chích vaccine”. Chỉ cần phân tích kỹ vấn đề, chúng ta thấy ngay là những tin dạng này là tin giả vì tỉ lệ viêm cơ tim bình thường đã cao hơn khi so với chích vaccine.

– Các nghiên cứu gần đây chỉ ra chích ngừa Vaccine -19 (mRNA). an toàn và CDC Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh đeo khẩu trang trong đa số trường sau khi chích vaccine cách đây vài tuần.

Tóm lại

– Viêm cơ tim là bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra với các triệu chứng tương tự như nhồi máu cơ tim hay trụy tim mặc dù lý do có thể khác nhau. Chữa trị viêm cơ tim gồm chữa trị hỗ trợ và thuốc ức chế hệ miễn dịch.

– Bệnh nhân cần được chữa trị viêm cơ tim sớm vì có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Tags: tiêm vaccine phòng Covid-19 có bị viêm cơ timvì sao bị viêm cơ timViêm cơ tim
Previous Post

MUÔN KIẾP NHÂN SINH: Thực hành hàng ngày dành cho người cao tuổi, người mới bén duyên với Phật pháp

Next Post

“Cái Biết” che “Cái Thấy” – Cảm ngộ đáng giá khi đọc “Muôn kiếp nhân sinh 2”

Bài liên quan:

Vinh danh sinh viên BTEC FPT đạt thành tích xuất sắc tại Tổng Lãnh sự quán Vương Quốc Anh

22/06/2025
0

Vừa qua, Cao đẳng Anh quốc BTEC FPT đã tổ chức thành công Lễ tôn vinh sinh viên xuất sắc...

Sự sáng tạo gắn liền cùng văn hóa thiền trà

21/06/2025
0

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Đây là An Viên Trà...

Việt Nam – Hoa Kỳ ký thỏa thuận hợp tác nông nghiệp trị giá gần 3 tỷ USD

09/06/2025
0

Ngày 6-6 (giờ Hoa Kỳ) –Tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn...

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM tổ chức cuộc thi Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh

01/06/2025
0

Ngày 31-5, Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Khởi nghiệp & Chuyển giao công nghệ – Trường Đại học Công...

Người gây nhiều ngạc nhiên triển lãm theo Nghị quyết 68 ở Quốc hội

18/05/2025
0

CT Group là một trong số ít đơn vị được chọn tham dự triển lãm để thực hiện Nghị quyết...

Bùng nổ xu hướng sản xuất đồ uống bằng trí tuệ nhân tạo

14/04/2025
0

Chưa bao giờ việc tổng hợp một lượng lớn thông tin và hỗ trợ quyết định bằng dữ liệu lại...

Load More
Next Post

"Cái Biết" che "Cái Thấy" - Cảm ngộ đáng giá khi đọc "Muôn kiếp nhân sinh 2"

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đồ uống việt nam

Mới đăng

Vinh danh sinh viên BTEC FPT đạt thành tích xuất sắc tại Tổng Lãnh sự quán Vương Quốc Anh

22/06/2025

Sự sáng tạo gắn liền cùng văn hóa thiền trà

21/06/2025

Việt Nam – Hoa Kỳ ký thỏa thuận hợp tác nông nghiệp trị giá gần 3 tỷ USD

09/06/2025

Những hạt giống hi vọng nảy mầm trong lòng người

06/06/2025

Biến vảy cá thành collagen – hành trình ý tưởng độc đáo của sinh viên Trường Đại học IUH

05/06/2025

BÀI CHỌN LỌC

Bia Sài Gòn Sagota đã được sản xuất tại Đồng Tháp

27/12/2017

Thủ tướng và văn hóa

20/12/2017

HALICO thương hiệu của CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN

08/02/2018

Tìm hiểu 6 lợi ích khoa học về sức khoẻ của chế độ ăn thuần chay

31/08/2020

Giới thiệu

Đồ Uống Việt Nam là trang thông tin chuyên ngành thị trường đồ uống, bia rượu, nước giải khát ở Việt Nam.

Trên Đồ Uống Việt Nam

  • Doanh nghiệp và thị trường
  • Du lịch
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Đồ uống & Thương hiệu
  • Sống
  • Sự kiện – Vấn đề
  • Tiêu điểm
  • Tin nổi bật
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực

Bài mới đăng

  • Vinh danh sinh viên BTEC FPT đạt thành tích xuất sắc tại Tổng Lãnh sự quán Vương Quốc Anh
  • Sự sáng tạo gắn liền cùng văn hóa thiền trà
  • Việt Nam – Hoa Kỳ ký thỏa thuận hợp tác nông nghiệp trị giá gần 3 tỷ USD
  • Những hạt giống hi vọng nảy mầm trong lòng người

Fanpage

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Đồ uống & Sức khoẻ
  • Uống đúng điệu
  • Văn hoá – Ẩm thực
  • Du lịch
  • Sống
  • PR Newswire

© 2020 ĐỒ UỐNG VIỆT NAM - Thông tin ngành đồ uống Việt Nam. Thiết kế bởi Lavicom.