✓ Nga chơi một nước cờ lớn: Thắng nhiều – thua đau.
✓ Hoa Kỳ và Trung Quốc: Dường như hai nước này đứng ngoài cuộc chơi, nhưng không phải, họ mới là đạo diễn chính; Mỹ được rất nhiều tiền nhưng mất uy tín, còn Trung Quốc thì mạnh lên rất nhiều.
✓ Châu Âu nhất định thua: Cố gắng thua ít nghĩa là thắng.
✓ Ukraine: Vừa là bàn cờ, vừa là tốt thí không quan trọng, nhưng quan trọng là trong mắt các nước lớn không có Ukraine.
✓ Putin: Tiến thoái lưỡng nan trong tình huống thừa nhận Donetsk và Luhansk.
Sau Thế chiến II đến hết Thế kỉ XX, thế giới đã xảy ra 248 cuộc xung đột vũ trang tại 153 khu vực trên thế giới, trong đó 201 cuộc do Mỹ khởi xướng và trực tiếp tham gia, chiếm khoảng 81%.
Tại sao Mỹ lại đánh nhau nhiều như vậy?
Câu trả lời rất đơn giản, chiến tranh là cách để Mỹ hút hết vốn của thế giới, tất cả các dòng tiền đổ về làm giàu cho nước Mỹ.
Bởi theo nguyên tắc, khi chiến tranh xảy ra ở một khu vực, thì vốn phải tìm nơi trú ẩn an toàn tránh rủi ro. Mà nơi an toàn nhất không đâu khác là Hoa Kỳ. Đó là lí do chiến tranh làm cho tiền bạc, công nghệ, nhân lực tinh hoa cứ thế ùn ùn đổ hết về Mỹ.
Vốn sợ nhất điều gì?
Vốn sợ nhất chiến tranh, vậy nếu sau WW2 thế giới cứ hoà bình, thì nước Mỹ làm sao có nhiều vốn, làm sao trở nên hùng cường như vậy được; đó là lí do 81% cuộc chiến đều do Mỹ khởi xướng và trực tiếp tham gia.
Có hai thời điểm chính để Hoa Kỳ phát động xung đột: (i) nền kinh tế Mỹ khủng hoảng, (ii) Mỹ bước vào chu kì tăng lãi suất.
Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang khủng hoảng do dịch bệnh và nhiều yếu tố khác, Mỹ cũng đang bước vào thời kì tăng lãi suất; có nghĩa năm 2022 là thời điểm tốt nhất để Mỹ phát động chiến tranh bằng cách nào đó.
Trên thực tế Nga đã tấn công Ukraine
Về nguyên tắc, nếu Nga không có sự ảnh hưởng của mình ở Đông Âu, thì một khi các nước SNG chống lại Nga, khu vực này và toàn thế giới sẽ có những hậu quả chính trị hết sức nghiêm trọng. Ngược lại, nếu Nga tạo nên sự ảnh hưởng của mình đến Đông Âu, thì sẽ phải đối diện với các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, đây là điều cực kì nan giải và nguy hiểm cho Nga.
Như vậy, giả sử một quốc gia nào đó trong SNG như Ukraine chẳng hạn, vì lợi ích trước mắt đòi ra nhập châu Âu và NATO, thì chắc chắn Nga sẽ phải tiêu diệt, nếu không nước Nga sẽ bị suy vong đồng thời SNG cũng bị tan rã.
Đó là lí do Nga chiếm Crimea
Crimea là vị trí địa chiến lược thích hợp cho cả phòng thủ và tấn công. Quốc gia nào kiểm soát được Crimea sẽ kiểm soát được Biển Đen. Một khi đã kiểm soát được Biển Đen, thì sẽ nắm trong tay Balkan, Đông Địa Trung Hải, Tiểu Á và Syria.
Nga chưa có vùng đệm chiến lược. Lithuania, Latvia và Estonia đều là thành viên của NATO. Mỹ và NATO có thể triển khai tên lửa ở vùng Baltic để đe doạ Nga. Chiếm Ukraine thì sao? Câu trả lời là quá khó. Chỉ riêng chiếm Đông Ukraine đã khó, thậm chí không nuốt trôi khu vực nói tiếng Nga, bởi làm như vậy Nga sẽ phải đối mặt với sự trỗi dậy của phong trào dân tộc chủ nghĩa.
Hoa Kỳ mong muốn Nga chiếm Ukraine nhất!
Một khi Nga đánh chiếm Ukraine, sẽ bị sa lầy vì chiến tranh, đối mặt với gia tăng cấm vận và thậm chí cấm vận quốc tế toàn diện, dẫn tới lạm phát phi mã và đồng Rúp tuột dốc không phanh; Nga đang mạnh trở thành yếu ớt.
Nhưng quan trọng hơn nữa, chính là châu Âu bất ổn, điều này sẽ biến những đồng vốn đang trú ẩn ở châu Âu không còn an toàn, nó sẽ tháo chạy hết về Mỹ, làm cho cổ phiếu và bất động sản Hoa Kỳ trở nên lung linh tuyệt vời.
Mỹ mong muốn Nga chiếm trọn Ukraine, chỉ khi đó mới đủ làm cho châu Âu sợ hãi Nga, một khi nỗi sợ hãi bao trùm thì châu Âu sẽ đoàn kết lại bơm vũ khí cho Ukraine đánh lại Nga. Có nghĩa là phương Tây sẽ chống lại Nga đến người Ukraine cuối cùng, Nga bị chảy máu dần, không sao gượng dậy nổi.
Trung Quốc điều khiển cuộc chơi
Nga muốn đánh Ukraine và mở rộng ảnh hưởng ra khu vực Đông Bắc Á, đổi lấy sự hỗ trợ, Nga phải thực hiện một số yêu cầu của Trung Quốc.
Ví dụ như an ninh năng lượng, Nga phải làm sâu sắc hơn mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, dầu và khí đốt của Nga phải bán cho Trung Quốc với giá rẻ và số lượng lớn. Nga cũng phải nhượng bộ Trung Quốc với thị trường Iran. Nga phải sát cánh cùng Trung Quốc loại bỏ dần Mỹ ra khỏi khu vực Trung Đông, Trung Á và Đông Âu.
Nhưng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vẫn là Biển Đông.
Biển Đông và các khu vực lân cận Biển Đông mới là điều Trung Quốc đáng quan tâm, rất cần Nga ủng hộ. Hãy nhớ rằng Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng Một năm nay, với hơn 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm 30% GDP toàn cầu. Trung Quốc phải chiếm lĩnh được RCEP, thì lúc đó mới có thể thực hiện chiến lược Một vành đai một con đường, mới lao ra khỏi Malacca để đến Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
Châu Âu nằm mơ cũng không nghĩ Nga đánh Ukraine
Thực tế ý kiến của châu Âu rất ít có tác dụng đến Nga, nhưng EU vẫn tin rằng Nga không đánh Ukraine, nên dòng vốn sẽ không rời châu Âu để chạy đến Mỹ.
Thật trớ trêu là Nga đã nổ súng. Nếu Mỹ không xúi giục Zelensky tấn công vào miền đông Ukraine, thì Nga sẽ không công nhận hai nhà nước tự xưng Donesk và Lunhask. Nếu Tập Cận Bình không mời Putin xem Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh, đồng ý hỗ trợ Nga, thì Putin cũng không dám khởi binh đánh Ukraine.
Châu Âu đã nhận định sai tình hình
Đã quá muộn, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức lần lượt đến Moscow để gặp Putin, nhưng tất cả những gì họ nhận được là cuộc chiến sẽ được hoãn vài ngày, do Tập Cận Bình đang bận xem Thế vận hội.
Lịch sử Hiệp ước Xô – Đức đã tái hiện. Sự đã rồi, các quốc gia châu Âu có chủ quyền chỉ còn biết cử ngoại trưởng của mình sang Nga bí mật kí “Hiệp ước Molotov – Ribbentrop” cùng phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu, đồng thời cam kết không chọc ngoáy lẫn nhau.
Nhưng cũng rất khó, bởi châu Âu bị Mỹ khống chế từ lâu, đến quần lót của bà Merkel mặc trong ngày có màu gì thì Mỹ cũng biết, Macron có bao nhiêu tình nhân Mỹ đều rõ, thì rất khó để qua đêm với Nga mà không bị Mỹ làm phiền.
Pháp và Đức chỉ hi vọng Putin nguội bớt
Một khi Vodka đã chảy vào Kiev, thì châu Âu không chỉ mất dòng tiền vốn trú ẩn, mà còn phải đối phó với mối đe doạ Nga, đối phó với dòng người tị nạn Ukraine rất phức tạp.
Kết quả cuộc chiến như thế nào, hãy nhìn vào thái độ của Pháp và Đức, sẽ thấy rõ vấn đề.
Ví dụ Thủ tướng Đức Scholz sau khi gặp Putin đã nói: “Không còn ai nghi ngờ là Putin muốn lập ra một trật tự mới ở châu Âu và không e dè khi dùng bạo lực quân sự để đạt mục tiêu đó”.
Đức hứa sẽ ủng hộ Ukraine 1000 mũ bảo hiểm
Nhưng sau đó Thủ tướng Đức Scholz đã nói, Ukraine chả có vũ khí gì trong tay, chẳng lẽ không ai đưa cho Ukraine cái gì. Chính phủ của ông cũng hứa sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger tới Ukraine. Mới hứa vậy chứ Quốc hội vẫn chưa duyệt. Số vũ khí này, dư luận nói đùa rằng Đức gửi Ukraine số những tên lửa do Liên Xô sản xuất từ thời WW2.
Vấn đề đáng quan tâm là, sau cuộc gặp Putin của Scholz, thì Đức đã chính thức bổ sung gấp 100 tỉ EUR cho ngân sách quốc phòng năm 2022, dự kiến con số có thể bổ sung lên tới 500 tỉ. Quốc hội cũng đã thông qua chi tiêu quốc phòng ở mức khủng chưa từng thấy, khoảng 2% GDP trong khi trước đây Đức cố gắng không chịu chi.
Như vậy có thể thấy số phận Ukraine đã bị định đoạt
Mỗi quốc gia có toan tính riêng, chỉ mình Ukraine trở thành con tốt thí mạng, Tổng thống Zelensky sẽ không có chỗ nào để tị nạn.
BS TRẦN VĂN PHÚC